Không phổ biến như bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai, rận mu, mụn rộp sinh dục, viêm gan B, đây là những căn bệnh hiếm gặp song hậu quả khôn lường.
Hạ cam mềm
Bệnh hạ cam mềm là một bệnh cấp tính, lây truyền qua đường tình dục. Bệnh làm tăng khả năng lây truyền HIV từ 5 đến10 lần hoặc cao hơn.
Bệnh do trực khuẩn Gram (-) Hemophilus ducreyi gây nên. Thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày.
Triệu chứng:
- Ban đầu là những mụn nước nhỏ, sau đó vỡ ra thành vết loét, chỉ sau 2 ngày phát bệnh vết loét lan rộng tới 5cm.
- Các vết loét , chảy dịch vàng trên bộ phận sinh dục.
- Đau khi đi tiểu tiện, ra khí hư, đau khi giao hợp, chảy máu, nổ hạch bạch huyết vùng bẹn, háng,…Vết loét ở nữ lan rộng và nhiều hơn nam giới.
Ảnh minh họa
Vết loét này chỉ xuất hiện ở bộ phận mềm như ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn,… do đó nó được gọi là hạ cam mềm.
- Với nam giới, các vết loét xuất hiện trên dương vật, bao quy đầu và rãnh bao quy đầu, ngoài ra nó còn có thể xuất hiện ở miệng, vú, ngón tay, đùi khi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Bệnh lây lan và phát triển rất nhanh nếu không sớm phát hiện và điều trị kị thời sẽ khiến bộ phận sinh dục và các khu vực nhiễm bệnh bị hoại tử, ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của người bệnh.
U nhầy lây (MC)
Bệnh u nhầy lây (mo-LUS-kum kun-tay-jee-OH-sum) là bệnh nhiễm trùng da do virus. Bệnh do virus gây nên. Bệnh nhiễm virus này là do một virus truyền bệnh giang mai được gọi là virus u nhầy lây.Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 2 đến 5.
Triệu chứng:
- Các u nổi mẩn trên da. Các u này có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể nhưng thường thấy trên cánh tay, chân, và thân. Chúng xuất hiện 2 đến 7 tuần sau khi nhiễm virus.
- Các u này có dạng vồng lên với một vết lõm ở chính giữa. Chúng thường có màu thịt, nhưng có thể đỏ và sưng tấy. Chúng dễ bị vỡ nếu trẻ gãi, làm cho virus lan rộng ra vùng da xung quanh hoặc các phần khác của cơ thể.
Bệnh u nhầy lây lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc người với người. Ảnh minh họa.
Bệnh u nhầy lây lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc người với người. Nó cũng lây gián tiếp qua tiếp xúc với vật nhiễm bệnh. Hoặc nó có thể lây truyền trên các vật nhiễm virus như đồ chơi, quần áo hoặc khăn lau.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ thường tự biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc sang những em bé có tiếp xúc khác. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị bệnh u nhầy lây, hãy lên lịch hẹn khám bác sĩ.
Bệnh nhiễm khuẩn Cytomegalovirus (CMV)
CMV (cytomegalovirus) là một loại siêu vi (virus) gây bệnh cho người ở các lứa tuổi khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, người lớn, người nhiễm HIV và cả người được ghép tạng.
Siêu vi này được tìm thấy trong máu, nước bọt, phân, nước tiểu và cả trong dịch tiết sinh dục. Một khi CMV xâm nhập vào người, nó có thể tồn tại lâu dài, thậm chí suốt đời trong cơ thể người bị nhiễm.
CMV có thể lây nhiễm theo nhiều con đường như: tiếp xúc thân mật do tiếp xúc thường xuyên trong gia đình với dịch tiết của người mang mầm bệnh; qua các quan hệ tình dục không an toàn; truyền máu hoặc các dụng cụ có dính máu chứa mầm bệnh; nhiễm CMV từ mẹ sang cho con.
Đa số người nhiễm phải CMV đều không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có triệu chứng nhưng lại thay đổi tùy theo thể bệnh, cơ địa và đường lây. Virus CMV xâm nhập vào cơ thể có thể tồn tại lâu dài, thậm chí là suốt đời.
Triệu chứng:
- Hạch bạch huyết sưng lên- Đau họng, sốt, cơ thể mệt mỏi. - Một số còn có biểu hiện viêm phổi, đại tràng,…
Phụ nữ mang thai mắc CMV có thể khiến trẻ bị vôi hóa não, chậm phát triển, sinh non.
Những trẻ mắc CMV bẩm sinh thường có những di chứng ở thành bụng, gan, mắt, lượng tiểu cầu trong máu giảm,…tỷ lệ tử vong chiếm 20-30%. Nếu sống sót thì cũng chịu nhiều di chứng về não, thần kinh và vận động.