Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư có thể thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng và bạn nên chú ý đi khám sớm trước khi quá muộn.
Muốn ngăn ngừa ung thư, bạn phải quan sát cẩn thận từng chi tiết trong cuộc sống của mình, thời điểm thức dậy, ngủ và ăn là khoảng thời gian quan sát tốt. Nếu cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện một số triệu chứng bất thường trong những khoảng thời gian này thì bạn phải cảnh giác,
1. Đau đầu hoặc nôn mửa vào buổi sáng - Cẩn thận khối u não
Nhức đầu, nôn mửa và mờ mắt là “bộ ba” dấu hiệu của tình trạng tăng áp lực nội sọ và bất kỳ bệnh nào gây ra áp lực nội sọ cao đều có thể có những triệu chứng này. Một trong những bệnh thường gặp nhất là u não.
Những cơn đau đầu thường xảy ra vào sáng sớm, khoảng 4 hoặc 5 giờ sáng nhưng sau khi ra khỏi giường và đi dạo, cơn đau đầu sẽ giảm dần hoặc biến mất. Nhức đầu cũng có thể kèm theo nôn mửa, thường gặp hơn vào buổi sáng. Sau khi nôn ra người bệnh cảm thấy cơn đau giảm đi đáng kể. Loại nôn mửa này là do tăng áp lực nội sọ và ít liên quan đến chế độ ăn uống, đồng thời sẽ không kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như chướng bụng và tiêu chảy.
2. Mệt mỏi vào buổi sáng - Cẩn thận Insulinoma
Nếu bạn không thể thức dậy hoặc bạn thường xuyên cảm thấy choáng váng, mệt mỏi vào buổi sáng,... dù vẫn làm việc và nghỉ ngơi bình thường hoặc ngất xỉu khi đói, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra xem liệu đó có phải là do bệnh Insulinoma gây ra.
Insulinoma hay còn gọi là u tế bào tiết insulin là loại u hiếm gặp và gây ra tiết insulin quá mức. Điều này sẽ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh, hạ đường huyết khi đói,...
3. Ho nhiều vào buổi sáng hoặc ho có máu - Cẩn thận ung thư phổi
Có người buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ thấy ho nặng hơn, ho khan, không có hoặc có ít đờm, nếu là người trung niên và người già hút thuốc lá lâu ngày thì nên cảnh giác với khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Đó là bởi vì khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng, những bất thường về thể chất sẽ dễ bộc lộ ra nhất.
Ngoài ra, ho do ung thư phổi còn có những đặc điểm sau:
- Ho khan kịch phát kéo dài: Thường có cảm giác ho không hết cơn, có thể có một lượng nhỏ đờm hoặc đờm bọt trắng, nếu bị nhiễm trùng có thể có đờm mủ màu vàng. Nếu ho ra máu thì bạn nên chú ý hơn.
- Ho kéo dài: Cần đặc biệt chú ý đến cơn ho kéo dài không thuyên giảm hoặc kéo dài hơn hai tuần.
- Ho không rõ nguyên nhân: Nếu bạn ho không phải do cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi,… Bạn nên cân nhắc việc kiểm tra ung thư phổi, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như người trung niên, người cao tuổi hút thuốc đã lâu.
- Cơn ho có sự thay đổi so với ban đầu: Ví dụ như người hút thuốc lâu ngày sẽ bị ho từng cơn, nếu một ngày nào đó tính chất của cơn ho ban đầu thay đổi thì bạn nên cảnh giác hơn và đi kiểm tra kịp thời.