4 bộ phận "bẩn" nhất trên con gà, ăn nhiều dễ nhiễm chất độc, có phần ai cũng thích nên luôn "tranh" ăn

Ngày 10/03/2024 09:15 AM (GMT+7)

Thịt gà là món ăn rất phổ biến, không chỉ thơm ngon, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao.

Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, thường được coi là tốt cho sức khỏe hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò...) 

Theo Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam, trong 100 g thịt gà có 199 kcalo, 20,3 g protein, 4,3 g chất béo và nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Về giá trị cho cơ thể, thịt gà có tính ấm, dễ chế biến các món ăn tẩm bổ như hầm, cháo, canh,... giúp tăng cường sức khỏe cho người khỏe mạnh cũng như ai đang đau ốm, cần phục hồi. Hơn nữa, thịt gà giàu phốt pho sẽ giúp hỗ trợ xương, răng phát triển, chắc, khỏe, phù hợp với người muốn giảm cân.

Tuy thịt gà ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bộ phận dưới đây của loại gia cầm này lại có thể không "sạch" hoặc an toàn để sử dụng nhiều, vì thế tốt nhất bạn nên hạn chế và cần biết cách chế biến cho phù hợp: 

Thịt gà giàu dinh dưỡng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Thịt gà giàu dinh dưỡng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa). 

1. Cổ gà

Ở một số nền văn hóa, cổ gà được ninh để làm nước dùng hoặc luộc, nấu lên để ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo cổ gà được nấu chín đúng cách để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. 

Cổ gà là một trong những bộ phận được ưa chuộng nhất của con gà, nhưng trên cổ gà có rất nhiều hạch bạch huyết tích tụ độc tố. Nếu nấu ở nhiệt độ không đủ cao, những vi khuẩn sinh độc tố này sẽ không bị tiêu diệt mà còn bị phân tán nhanh chóng, gây nguy cơ, con người ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Do đó, khi nấu cổ gà cần lưu ý: Cổ gà phải được nấu ở nhiệt độ bên trong ít nhất là 165°F (74°C) để tiêu diệt mọi vi khuẩn tiềm ẩn, chẳng hạn như Salmonella hoặc Campylobacter. Thực hành các quy trình xử lý thực phẩm an toàn và vệ sinh tốt khi chế biến cổ gà. Giữ chúng tách biệt với các thực phẩm sống khác để tránh lây nhiễm chéo. Rửa tay, dụng cụ và bề mặt thật kỹ bằng xà phòng và nước sau khi xử lý cổ gà sống.

2. Cánh gà 

Thông thường cánh gà không có vấn đề gì về chất lượng nhưng gà được tiêm nhiều loại vắc xin, khi bị bệnh thường tiêm vào cánh gà. Những loại gà thông thường trên thị trường hiện nay thường được nuôi để lấy gà ăn thịt nên khó tránh khỏi việc tiêm các loại thuốc, dễ sinh ra một lượng lớn chất độc, ảnh hưởng đến cơ thể con người sau khi tiêu thụ.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu ăn cánh gà quá nhiều, kết hợp với thể trạng không phù hợp có thể gây ra các khối u và ung thư cổ tử cung.

Cánh gà có thể là nơi tích tụ thuốc sử dụng mỗi lần gà bệnh. (Ảnh minh họa)

Cánh gà có thể là nơi tích tụ thuốc sử dụng mỗi lần gà bệnh. (Ảnh minh họa)

3. Đầu gà 

Đầu gà, má lợn thường được khen là ngon, tuy nhiên theo nghiên cứu, đầu gà có thể tích tụ một lượng vi trùng hoặc chất kim loại nặng nhất định, những chất này có thể tồn tại trên đầu gà. Đầu gà chứa rất nhiều hóa chất, có nguồn gốc từ thuốc do người chăn nuôi gà phun để tránh vi khuẩn. 

4. Da gà và gan gà 

Da gà dễ ăn bởi vị béo, giòn, thơm. Tuy nhiên, da gà chứa một lượng lớn chất béo, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ dẫn đến lượng lipid trong máu tăng cao trong cơ thể, dẫn đến tăng cân. Điều nghiêm trọng nhất là da gà có chứa một số loại ký sinh trùng, không thể tiêu diệt hoàn toàn nếu chỉ chần bằng nước ấm.

Nhiều người cho rằng gan gà không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên thực tế, gan gà nhiều độc tố, ăn nhiều có thể gây bệnh.

Thịt gà luộc còn thừa nên làm món gì? Biến tấu cực đơn giản giữ được dinh dưỡng lại chống ngán hiệu quả
Thịt gà ngày Tết sau khi thắp hương thường thừa rất nhiều, vậy có nên chiên giòn rồi sử dụng? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ thực...

Tết nguyên đán

Theo Thùy Linh (Dịch từ Eatthis)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm