Bạn biết cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm bằng cách rửa tay trước khi ăn, che miệng khi hắt hơi… nhưng có những căn bệnh truyền nhiễm "khó ngờ" mà bạn vẫn chưa biết cách phòng tránh, từ bệnh răng miệng cho tới ung thư, béo phì.
Bạn có thể thường xuyên đánh răng, súc miệng theo đúng quy trình vệ sinh răng miệng, nhưng nếu bạn đời không thực hiện cùng một quy trình vệ sinh, bạn cũng có thể trở thành "nạn nhân" của họ.
Những nhà nghiên cứu của Đại học Helsinki phát hiện rằng vi khuẩn trong miệng có thể gây viêm nướu, sâu răng và có thể lây truyền giữa những người trưởng thành sống gần gũi với nhau.
Theo một khảo sát trên các cặp vợ chồng mà cả 2 đều bị sâu răng, viêm nướu, ¾ cặp đôi có cùng chung 1 loại vi khuẩn gây sâu răng. DNA của các vi khuẩn này trong các cặp đôi cũng tương tự nhau, nhưng khác với các cặp đôi khác, cho thấy vi khuẩn đường miệng đã lây nhiễm giữa 2 người.
Ung thư
HPV là một loại virus có thể lây nhiễm, làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Bạn không lây bệnh ung thư trực tiếp, nhưng bạn có thể bị lây HPV làm tăng nghiêm trọng nguy cơ bị những bệnh ung thư cổ tử cung, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng.
Theo nghiên cứu từ Đại học Duke, hơn 6 triệu người ở Mỹ bị nhiễm HPV mỗi năm (bệnh lây lan qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh). Và dù hầu hết mọi người có thể tự khỏi bệnh trong 1 đến 2 năm, bệnh vẫn tồn tại ở 1 số người.
Thời gian ủ bệnh càng lâu, nguy cơ bị ung thư càng lớn.
Bệnh tự miễn
Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology, họ hàng thân cận nhất và vợ chồng của những người bị bệnh loét dạ dày có nguy cơ phát triển loại bệnh tự miễn ví dụ như bệnh Crohn, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus, hoặc viêm loét đại tràng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong vòng 10 năm, 4,3% thân nhân và bạn đời của người bị loét dạ dày phát triển bệnh tự miễn so với 3,3% thân nhân của người không bị loét dạ dày. Họ cho rằng đây là kết quả của việc lây lan vi khuẩn đường ruột giữa những người sống chung nhà.
Béo phì
Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát hiện ra một loại virus trong mô mỡ (chất béo cơ thể) của những người trưởng thành bị béo phì, tên gọi là human Adenovirus-36 (Ad-36). Người tiếp xúc với Ad-36 tăng 300 lần nguy cơ béo phì hơn những người khác.
Trên thế giới, khoảng 15.000 người trong 9 quốc gia đã được thử nghiệm kháng thể với virus này, và có sự nhất quán đáng chú ý rằng những người bị béo phì có khả năng cao cho thấy dấu hiệu đã bị lây nhiễm.