Rau cần thiết cho bữa ăn vì giàu dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa nhưng không phải rau nào cũng tốt.
Rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.
Theo quan điểm dân gian, ăn rau, củ, quả theo mùa là an toàn và ngon nhất. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của xã hội và ứng dụng rộng rãi của khoa học công nghệ, rau trái mùa có thể dễ dàng được kinh doanh và có độ an toàn, dinh dưỡng cao. Dù không còn lo lắng về việc ăn rau trái mùa nữa nhưng bạn vẫn cần cảnh giác với 4 loại rau, củ quả sau đây khi đi chợ:
1. Loại thứ nhất: Củ sen tẩy trắng
Củ sen rất tốt cho con người. Ăn củ sen thường xuyên có thể thanh nhiệt, dưỡng phổi, mát cơ thể, loại bỏ ứ máu, làm ẩm khô và làm dịu cơn khát, thanh lọc trái tim và tâm trí, dưỡng ẩm cho làn da và tăng cường trí nhớ.
Củ sen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng một số loại được dùng hóa chất tẩy trắng. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, những củ sen có màu trắng xuất hiện trên thị trường thường tiềm ẩn những mối nguy. Trong trường hợp bình thường, củ sen mọc trong bùn nên bề mặt sẽ có màu trắng pha chút vàng hoặc nâu, tuy nhìn không đẹp nhưng là củ sen tự nhiên chưa qua xử lý. Nếu bề mặt đặc biệt trắng là đã được tẩm bột tẩy, ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.
2. Loại thứ hai: Giá đỗ không rễ
Giá đỗ là hạt đậu xanh nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Đây là thực phẩm gần gũi với mọi gia đình, không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ăn giá đỗ dễ tiêu, giải độc, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, đặc biệt hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Với nam giới, giá đỗ còn có tác dụng cải thiện sinh lý.
Tuy nhiên, loại rau này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là loại giá đỗ không có rễ. Loại này thân dày và trắng, trông rất hấp dẫn, nhưng thực chất được tạo ra bằng cách ngâm hạt đậu trong nước có hóa chất, ăn vào rất nguy hại cho cơ thể. Do đó, khi gặp phải giá đỗ trắng mập, không có chút rễ nào, bạn đừng mua.
Giá đỗ thân dài, có rễ thường là loại được ủ tự nhiên, không dùng hóa chất. (Ảnh minh họa).
3. Loại thứ ba: Cà chua kích chín
Cà chua rất giàu vitamin C, A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho. Cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính, chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, phổi...
Cà chua trái vụ được làm chín bằng cách "ủ" thuốc. Để cà chín nhanh, nhiều người phun chất làm chín, tức là ethylene, để cà chua phát triển nhanh hơn và có màu đỏ. Nếu bạn ăn cà chua có chứa hormone này trong thời gian dài, nó sẽ sẽ gây chóng mặt, mệt mỏi, xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn, thậm chí dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
Khi mua cà chua, nên quan sát nếu quả đỏ mọng nhưng cuống xanh lè, non... thì bạn nên cảnh giác. Nếu quả cà chua cứng, trong hạt còn non, xanh, quả không bột... thì đây có thể là dấu hiệu cà chua bị ủ thuốc.
Loại thứ 4: Măng ngâm chất bảo quản
Măng tươi các loại như măng nứa, măng mai… thường có mùa vào tháng 5 tới tháng 8 nhưng lại được bày bán hầu như quanh năm tại chợ. Những loại măng này được thu mua khi chính vụ, sau đó người bán dùng hóa chất để bảo quản nhằm tránh bị thối hỏng. Những loại măng này rất dễ bị mủn khi xào nấu và tồn dư nhiều độc tố. Ăn măng này rất độc hại, dù màu sắc đẹp nhưng ăn không còn hương vị thơm ngon của măng. Ăn măng ngâm rất dễ bị các bệnh tiêu hóa, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư.