5 "đại kỵ" khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại

MINH THÙY - Ngày 14/06/2021 22:04 PM (GMT+7)

Vào mùa hè, nhiều gia đình xay nước đậu nành để uống trong ngày, gần như thay nước lọc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.

Sữa đậu nành là thực phẩm có nhiều protein, giàu chất dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các triệu chứng của tim mạch, trong máu, phòng chống loãng xương…

5 amp;#34;đại kỵamp;#34; khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại - 1

Ảnh minh họa

Bình quân mỗi 100ml sữa đậu nành chứa 58,3 kcal, 3,6g Protein, 0,8g chất xơ, 0,03g natri và rất nhiều các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, E… cùng với một số men có lợi cho tiêu hóa.

Vào mùa hè, nhiều gia đình xay nước đậu nành để uống trong ngày, gần như thay nước lọc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm, nếu duy trì thường xuyên sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Các chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm thường gặp khi uống sữa đậu nành cần sớm được loại bỏ:

Uống sữa đậu nành như nước lọc

Các chuyên gia khuyến cao không nên thay thế sữa đậu nành cho nước lọc uống hàng ngày. Bởi sữa đậu nành uống nhiều sẽ khiến bạn khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong đó không được hấp thu hết. Tốt nhất, với một người trưởng thành, bạn chỉ nên uống 500ml sữa đậu nành/ngày là đủ dưỡng chất cần thiết vừa làm đẹp da, vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5 amp;#34;đại kỵamp;#34; khi uống sữa đậu nành tự làm nhất định không được lặp lại - 2
Ảnh minh họa

Uống lúc đói

Việc uống sữa đậu nành khi đói cũng không phải là lựa chọn tốt, vì khi đói vì hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, sẽ không phát huy được công dụng của nó. Nếu bạn vẫn muốn dùng sữa đậu nành cho bữa sáng thì phải kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt...

Uống khi chưa đun kỹ

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.

Đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

Uống thuốc cùng sữa đậu nành

Bạn cũng không nên uống thuốc với sữa đậu nành. Cách uống này khiến sữa đậu nành bị giảm dinh dưỡng. Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin…có thể làm phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

Ăn dưa lê nếu biết 3 điều này sẽ cực tốt cho sức khỏe, bạn nhất định phải biết để tránh ngộ độc
Muốn dưa lê ngọt thì nên mua vào những ngày nắng, không nên mua dưa vào những ngày mưa vì dưa bị nhạt hơn nhiều.

An toàn thực phẩm

MINH THÙY
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe