Một số phụ nữ bị ngứa âm đạo ngay cả khi họ không bị nhiễm trùng. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao.
Ngứa âm đạo xảy ra ở nhiều chị em trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Nó thường là kết quả của nhiễm trùng gây ra bởi sự thay đổi cân bằng độ pH trong âm đạo, nhưng có nhiều yếu tố khác có thể cũng là nguyên nhân.
Bất kể vì lý do nào, đó vẫn là một sự cố gây phiền nhiễu có thể khiến phụ nữ lo lắng và cảm thấy không an toàn .
Một số phụ nữ bị ngứa âm đạo ngay cả khi họ không bị nhiễm trùng. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao.
Việc sử dụng xà phòng với hóa chất nhiều vào khu vực nhạy cảm như âm đạo có thể khiến bạn bị ngứa ngáy. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
1. Sử dụng dung dịch vệ sinh không đúng
Việc sử dụng xà phòng với hóa chất nhiều vào khu vực nhạy cảm như âm đạo có thể khiến bạn bị ngứa ngáy. Thêm vào đó, dùng giấy vệ sinh có thuốc nhuộm, hợp chất kích thích hay mặc đồ lót chật, đồ tập lâu không thay đều khiến âm đạo bị bẩn và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Một trong những cách tránh ngứa âm đạo trong trường hợp này chính là, rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Tránh dùng nước xịt khử mùi.
2. "Dọn cỏ vùng kín"
Nhiều chị em thích dọn cỏ vùng kín làm cho da trên vùng âm đạo nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Do đó, cảm giác ngứa sau 'dọn cỏ' là chuyện bình thường.
3. Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
Ngứa âm đạo cũng có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bạn không nên lo lắng vì điều này xảy ra rất thường xuyên. Và biểu hiện đầu tiên của việc bị lây bệnh qua đường tình dục chính là ngứa âm đạo. Nếu phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh, hãy đi khám bác sĩ lập tức.
4. Các vấn đề về da
Bệnh vẩy nến và eczema là các yếu tố khác có thể gây ngứa âm đạo. Hơn nữa, chúng không chỉ ảnh hưởng đến da trên âm đạo, mà còn ở các vùng khác của cơ thể.
Bệnh này không khó nhận diện bởi nó thường xuất hiện các mảng ngứa rộng trên cơ thể, ở nhiều bộ phận khác nhau và bạn phải lưu ý.
Giảm hoóc môn do mãn kinh gây ra có thể kích hoạt độ pH tự nhiên của vùng âm đạo tăng lên đến gần 7, trong khi bình thường khoảng 4,7. (Ảnh minh họa)
5. Mãn kinh
Giảm hoóc môn do mãn kinh gây ra có thể kích hoạt độ pH tự nhiên của vùng âm đạo tăng lên đến gần 7, trong khi bình thường khoảng 4,7. Đó là vì biểu mô của âm đạo trở nên mỏng hơn. Tất cả điều này gây ra vi khuẩn axit lactic, duy trì độ pH của âm đạo, biến mất. Điều này làm âm đạo bị nhiễm trùng.
Các xét nghiệm y tế thường cho thấy rằng âm đạo của một phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh là nhợt nhạt, mỏng và kèm theo các triệu chứng như đi tiểu khó chịu, bỏng, ngứa và đau hoặc chảy máu trong quá trình quan hệ tình dục.
Nếu có biểu hiện ngứa âm đạo, dù là lý do gì đi chăng nữa, cũng phải khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nhất. Một khi phát hiện ra các nguyên nhân chính, bạn sẽ dễ dàng chữa khỏi hơn và cũng yên tâm hơn trong quan hệ vợ chồng.