Tắm gội là một việc làm tuy đơn giản nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại những sai lầm sau đây, không chỉ làn da mà sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
1. Không chà xát quá mạnh khi tắm
Nhiều người thích chà xát da bằng bông tắm khi tắm vì nghĩ rằng việc này sẽ rửa sạch bụi bẩn trên da và coi đó như một thói quen vệ sinh tốt. Trên thực tế, theo góc độ sinh lý của da, điều này không những không làm sạch da, mà còn gây hại cho da. Nếu chúng ta chà xát da bằng bông hay khăn khi tắm, sẽ làm tróc lớp tế bào sừng chưa được sừng hóa hoàn toàn, thậm chí làm tróc hoàn toàn lớp sừng, làm lộ ra lớp hạt màu đỏ tươi hoặc lớp gai khiến hàng rào bảo vệ của da yếu đi rất nhiều. Cơ thể dễ bị tổn thương bởi tác động ngoại cảnh.
Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, lớp sừng còn ngăn cản sự thất thoát chất dinh dưỡng của cơ thể, người lớn mất khoảng 240-480ml nước mỗi ngày qua da, nhưng nếu lớp sừng bị bào mòn thì lượng nước mất đi sẽ tăng hơn 10 lần. Vì vậy, không nên dùng khăn tắm để chà xát da quá mạnh, đặc biệt không dùng khăn tắm bằng nylon. Do bề mặt cứng và thô ráp của khăn tắm ni-lông làm tổn thương trực tiếp đến da, lớp biểu bì sừng hóa bị cọ xát quá nhiều, tác dụng bảo vệ bị suy yếu.
2. Nhiệt độ nước không được quá cao
Trong cuộc sống, nhiều người thích tắm, ngâm chân trong nước quá nóng, điều này không những có thể gây bỏng da mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiệt độ nước thích hợp giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể, nhiệt độ nước quá cao sẽ gây mệt mỏi do cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng, thậm chí tăng gánh nặng cho tim. Đối với hầu hết mọi người, nhiệt độ của nước tắm là 40℃-42℃, đây là nhiệt độ nước ấm thích hợp nhất. Khi cơ thể thấy mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, việc tắm nước ấm sẽ kích thích thần kinh giao cảm, có tác dụng giảm đau.
3. Không tắm quá lâu
Một số học giả Nhật Bản đã thử nghiệm việc giảm axit lactic trong máu sau khi tắm ở nhiệt độ 43°C trong 5 phút, 10 phút và 15 phút. Nghiên cứu cho thấy sau một ngày tập luyện vất vả, các vận động viên có chứa trung bình 30mg axit lactic trong máu trước khi tắm; lấy mẫu máu sau khi tắm 15 phút, axit lactic trong máu sẽ giảm khoảng 20mg. Nghĩa là sau khi tắm 15 phút, cơ thể đã hồi phục trở lại. Điều này chứng tỏ rằng thời gian tắm phù hợp là 10-15 phút, và lâu nhất là không quá 20 phút.
4. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
5. Không tắm khi quá đói và quá no
Trong quá trình tắm, cơ thể tiêu hao rất nhiều calo. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.