Rửa bát đĩa là việc nhà mà bất cứ ai cũng đều phải làm. Công việc này tưởng như đơn giản nhưng thực tế nếu chúng ta không cẩn thận hoàn toàn có thể biến nó trở thành "tác nhân" gây bệnh cho cả gia đình.
1. Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa
Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...
Lời khuyên: Nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa vào nửa bát nước, pha loãng nước sau đó sử dụng khăn lau chén lấy nước rửa bát. Sau khi rửa sạch nên để dùng khăn lau qua, để nơi khô ráo.
2. Dùng vải rửa chén như "vải vạn năng"
Một số người vì muốn tiết kiệm hoặc có thể do cảm thấy tiện lợi nên chỉ dùng một chiếc khăn vừa rửa chén bát vừa lau bàn bếp, thậm chí lau luôn cả bát đĩa sau khi rửa. Tuy nhiên điều này rất có hại vì nó sẽ vô tình khiến các vi khuẩn lây truyền từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt nếu vi khuẩn dính trên bát đĩa khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Lời khuyên: Sử dụng giẻ rửa bát tách biệt với các loại vải lau khác. Các loại giẻ này cần được giặt sạch sau khi dùng và thay thế mỗi tháng một lần.
3. Dầu còn lại trong đĩa được đổ trực tiếp vào cống
Sau bữa ăn, thường có một lượng nhỏ dầu và nước ở đĩa. Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay nước thừa này vào cống. Tuy nhiên, nếu thiết bị tách nước và dầu không được lắp đặt trong cống, dầu là chất gây ô nhiễm lớn nhất trong nước. Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, rất dễ kết tụ và làm tắc đường ống nước.
Lời khuyên: Khi có dầu dư ở đáy nồi hoặc trong chảo, tốt nhất là đổ trực tiếp vào thùng rác nhà bếp , hoặc lau sạch bằng giấy ăn và giấy thấm.
4. Ngâm bát đũa lâu mới rửa
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.
Lời khuyên: Cố gắng rửa sạch sau khi ăn hoặc trong vòng 4 tiếng phải rửa, bởi thời gian này vi khuẩn chưa phân tách.
5. Để bát đũa ẩm
Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Lời khuyên: Khi lau bát đũa, các bạn cần đảm bảo vệ sinh của khăn lau, tránh dùng khăn cũ, mốc, ẩm… Các yếu tố gây bệnh có thể ẩn chứa trong đó và đi vào cơ thể.
Một mẹo nhỏ cho các bạn là chọn loại khăn mềm, thấm nước tốt để lau. Sau khi lau, chúng ta cần giặt sạch và phơi khô khăn để còn dùng cho những lần sau. Hoặc có thể phơi bát khô tự nhiên trước khi cho bát lên kệ sẽ an toàn hơn,