Những thay đổi về độ dày hay màu sắc của móng tay có thể là dấu hiệu của những vấn đề về sức khoẻ.
Móng tay và móng chân không chỉ là nơi để chị em tạo nên những “kiệt tác”, mà đôi khi còn là một “bác sĩ” nghiệp dư, có thể dự đoán được một vài vấn đề sức khoẻ từ nhẹ nhàng như thiếu các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn, đến các căn bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch. Trên thực tế thì khi đi khám toàn diện, các bác sĩ cũng luôn kiểm tra phần móng tay để từ đó đưa ra những phán đoán ban đầu.
Tiến sĩ Ella Toombs, bác sĩ da liễu tại Washington D.C chia sẻ: “Tất cả những gì bạn cần để tự kiểm tra sức khoẻ định kì là nhìn vào hình dạng móng tay, bề mặt và màu sắc của móng.” Sự thay đổi màu sắc cũng như độ dày mỏng của móng tay có thể là biểu hiện của một số bệnh nằm ở nội tạng như gan và thận, bệnh thiếu máu hay đái tháo đường.
Dưới đây là 8 biểu hiện dễ nhận biết nhất qua móng tay để bạn có thể tự mình chuẩn bệnh.
1. Móng tay khô và dễ gãy
Theo bác sĩ da liễu Apple Bodemer tại Wisconsin: “Móng cũng giống như làn da vậy, chúng có thể dễ dàng bị khô. Càng nhiều tuổi thì ta càng khó giữa được độ ẩm.” Móng của chúng ta rất dễ bị mất cân bằng độ ẩm, đặc biệt là khi bạn rửa tay/rửa bát thường xuyên. Cách đơn giản nhất để khắc phục đó là luôn chuẩn bị sẵn trong người một tuýp kem tay để khoá ẩm cho tay, trả lại làn da mịn màng.
Móng tay dễ gãy là dấu hiệu của việc thiếu máu. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, móng dễ gãy cũng có thể là một dấu hiệu của thiếu máu, cường giáp hoặc rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc ăn dễ nôn. Hãy lắng nghe những dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo với bạn để tìm cho mình sự trợ giúp từ các chuyên gia.
2. Những vết xước xung quanh móng
Thiếu đạm, sắt là nguyên nhân khiến bạn bị xước móng rô. (Ảnh minh họa)
Các vết lõm hoặc các vết rạch nhỏ xung quanh móng tay có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn thiếu chất đạm, sắt hoặc folic acid. Keratin – một loại protein cấu trúc – là một trong những nhân tố chính tạo nên móng tay. Điều này giải thích vì sao các móng sẽ không phát triển tốt nếu cơ thể bạn không đủ protein. Các vết xước là do sắt và axit folic ít được dẫn đến móng, nên xảy ra hiện tượng xước móng rô.
3. Đốm đen dưới móng
Hãy cảnh giác với những vết đen dưới móng tay vì đó có thể là triệu chứng ung thư da. (Ảnh minh họa)
Những vết thâm đen dưới móng lâu ngày mà không có dấu hiệu biến mất có thể là triệu chứng của những khối u ác tính hoặc ung thư da. Nếu bạn đang gặp trường hợp này, lập tức đến gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất.
4. Các vết lồi lõm trên bề mặt móng
Vết lồi trên bề mặt móng có thể là do bạn mắc bệnh vảy nến. (Ảnh minh họa)
Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm da mãn tính như bệnh vảy nến hoặc chàm. Móng của chúng ta mọc lên từ da. Trong trường hợp của bệnh vảy nến, phần sừng phát triển quá nhanh, không phân bố đồng đều dẫn đến những vết lồi trên bề mặt móng.
5. Sự thay đổi màu sắc của móng
Móng tay ngả vàng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. (Ảnh minh họa)
Những người hay sơn móng tay màu tối hoặc hay hút thuốc có thể nhận ra rằng móng tay của họ có xu hướng ngả vàng. Nhưng nếu bạn không thuộc hai loại người trên mà móng tay bạn vẫn chuyển màu thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh phổi hoặc phù mạch bạch huyết. Màu vàng của móng là dấu hiệu của sự lưu thông máu không đều và chất lỏng đang tích tụ bên trong cơ thể.
6. Sưng ngón tay
Kích thước móng tay cũng báo hiệu nhiều điều về sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Nếu một ngày bạn thấy ngón tay sưng lên và phần móng bắt đầu quấn quanh đầu ngón tay thì hãy cảnh giác. Việc sưng ngón tay có thể là do lượng oxy trong máu giảm, làm cho mạch máu giãn nở. Đó là lí do tại sao kích cỡ của móng tay đôi khi lại liên quan đến bệnh phổi và tim mạch.