Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này thường được làm thành các món đặc sản nhưng cũng có thể chứa không ít ký sinh trùng gây hại.
Người ta thường nói "bệnh từ miệng mà ra". Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua không khí, nước uống, thức ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp, gây ra các triệu chứng khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa, suy dinh dưỡng và sụt cân.
Nhiều món ăn được mọi người thích như ốc, ếch, lươn... có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn ký sinh trùng cho cơ thể. Dưới đây là 6 loại thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng nhất.
Tôm càng
Tôm càng (hay còn gọi tôm hùm đất) được chế biến đa dạng, hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, cần cảnh giác vì loại này rất nhiều ký sinh trùng. Các nghiên cứu cho thấy việc quay, rán, hấp... và các phương pháp chế biến khác cũng không thể tiêu diệt hết sán lá phổi Paragonimus trong tôm càng, đặc biệt là phần đầu của tôm càng.
Con người có thể bị nhiễm bệnh sán lá phổi khi ăn động vật giáp xác nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín. Các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng sán lá phổi bao gồm ho mãn tính, đau ngực, khó thở và ho ra máu.
Ốc
Ốc là vật chủ trung gian của hầu hết các loại sán, đặc biệt là ốc nước ngọt. Vỏ của ốc cứng, bảo vệ cho ký sinh trùng.
Nên hạn chế tối đa ăn ốc. (Ảnh minh họa).
Các loại ốc, trong đó có ốc sên, chứa gần 10.000 ký sinh trùng dạng ống, các loại sán máng, sán dây... Ký sinh trùng này nếu xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Sau khi nhiễm ký sinh trùng, người bệnh bắt đầu sốt và tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị đe dọa tính mạng. Vào năm 2000, một nhà hàng ở Tứ Xuyên, Bắc Kinh đã tung ra món salad với ốc sên. Trong vòng hai tháng, 87 khách hàng đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt vì ăn món này.
Sashimi
Các món ăn sống luôn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng. Nhiều người nhúng sashimi qua chanh để "sát trùng" nhưng thực tế, nồng độ của chanh không đủ để tiêu diệt ký sinh trùng.
Tốt nhất không nên ăn các món sống, bao gồm cả cá. Cá sống có chứa sán lá gan, gây ra hiện tượng gan to, sưng hạch.
Món cá sống như sashimi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. (Ảnh minh họa).
Ếch
Ếch tuy ngon nhưng nếu không xử lý đúng cách rất dễ gây nhiễm ký sinh trùng vào dạ dày. Ếch mang nhiều ký sinh trùng, trong đó phổ biến nhất là ấu trùng sán nhái, có thể gây mù lòa.
Lươn
Thịt lươn thơm ngon, dễ tiêu, tốt cho trẻ nhưng trong lươn có nhiều ký sinh trùng, đặc biệt ở lớp da. Giun tròn ký sinh ở lươn có thể xâm nhập vào dạ dày hoặc thành ruột, gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy... Do đó, bạn nên làm lươn thật sạch bằng muối, chanh, tro... trước khi chế biến món ăn.
Trứng sống, thịt sống
Trứng sống được cho là rất bổ dưỡng nhưng ăn trứng sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, ký sinh trùng Anisakis và các loại ký sinh trùng khác. Ký sinh trùng trong trứng dễ gây ra bệnh tiêu chảy.
Dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng
Đầu tiên, bị đau bụng
Khi ký sinh trùng xuất hiện trong cơ thể, quá trình tiêu hóa và hấp thụ của ruột sẽ diễn ra chậm lại hoặc ruột sẽ bị tổn thương. Điều này dẫn đến hiện tượng bạn bị đau bụng dưới, kèm theo tiêu chảy và chướng bụng.
Nếu bạn nhận thấy mình gặp phải tình trạng này trong thời gian dài, nên đi khám để được tư vấn kịp thời.
Thứ hai, ngứa ở hậu môn
Ngứa hậu môn xảy ra không chỉ do vệ sinh kém mà cũng có thể do bạn có ký sinh trùng trong cơ thể.
Nếu có nhiều ký sinh trùng trong cơ thể, chúng sẽ tiếp tục di chuyển tới hậu môn, gây ra hiện tượng kích thích, ngứa ngáy ở khu vực này.
Thứ ba, giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn thấy mình giảm cân không rõ lý do, bạn nên chú ý vì rất có thể cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng gây nguy hiểm cho đường ruột và làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần, gây tổn thương đường ruột, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể và hấp thụ chất dinh dưỡng, lâu dần, cân nặng sẽ giảm đi. Do đó, nếu bạn thấy mệt mỏi, giảm cân, nên lập tức đi khám.