Nếu đột ngột kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày thì bạn nên lưu tâm và cần thiết đi kiểm tra bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang có vấn đề.
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện hàng tháng ở nữ giới. Thông thường, kinh nguyệt kéo dài từ 2 – 7 ngày, một số ít từ 3 – 5 ngày, tuy nhiên nếu đột ngột kinh nguyệt quá 7 ngày thì được coi là kinh nguyệt dài. Lúc này, bạn nên lưu tâm và cần thiết đi kiểm tra bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang có vấn đề.
Tiến sĩ Hal Danzer - chuyên gia về sinh sản, cho biết "Sự thay đổi trong chu kì kinh nguyệt thường do lượng hormone gây ra, mà hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng có thể thay đổi do hoạt động đi du lịch, căng thẳng, chế độ ăn uống, thuốc men và các trạng thái tâm sinh lý khác...”.
Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài bất thường.
1. Thay đổi lượng hormone
Theo Tiến sĩ Danzer, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự biến động trong chu kì kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt kèo dài hơn bình thường là do thay đổi hormone. Khi mức độ hormone thay đổi, số ngày “đèn đỏ” cũng có chiều hướng thay đổi theo. Điều này thường không phải là nguyên nhân quá lo ngại.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự biến động trong chu kì kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt kèo dài hơn bình thường là do thay đổi hormone (Ảnh minh họa)
2. Thay đổi ở tuyến giáp
1/3 số phụ nữ ở tuổi 30-40 thường sẽ gặp phải tình trạng thay đổi tuyến giáp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Tuy nguyên nhân này cũng không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để được tư vấn.
3. Thay đổi thuốc tránh thai
Một số loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến tần số, thời gian và lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi bạn thay đổi loại thuốc tránh thai đang dùng, chu kì kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi, nó có thể kéo dài hoặc ngắn hơn. Đây là một điều chỉnh bình thường nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
4. Có polyp ở cơ quan sinh sản
Polyp là sự xuất hiện bất thường của các mô, có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm cả tử cung. Khi phụ nữ có khối u trong tử cung, họ có thể bị chảy máu âm đạo trước và sau ngày có kinh nguyệt, chính vì vậy, nhiều người cảm thấy ngày "đèn đỏ" của mình như dài hơn.
Polyps thường là lành tính, nhưng chúng cũng có thể là ung thư, vì vậy tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để được xử lý sớm.
5. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Theo Đại học quốc gia Hoa Kỳ, kinh nguyệt kéo dài, kèm theo đau đớn hoặc ra máu giữa chu kì kinh nguyệt, có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), chẳng hạn như lậu hay chlamydia... Những bệnh này có thể được điều trị tốt nếu phát hiện sớm, vì vậy, chị em phụ nữ hãy lưu tâm hơn khi nhận thấy những dấu hiệu trên.
Theo Đại học quốc gia Hoa Kỳ, kinh nguyệt kéo dài, kèm theo đau đớn hoặc ra máu giữa chu kì kinh nguyệt, có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
(Ảnh minh họa)
Theo Trung tâm Rối loạn kinh nguyệt và lựa chọn sinh sản (Center of Menstrual Disorders and Reproductive Choice), u nang buồng trứng là bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ, làm cho chu kì kinh nguyệt kéo dài, kèm theo chảy máu nặng. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về nguyên nhân nà bởi hầu hết u nang buồng trứng là lành tính và hiếm khi phát triển thành ung thư. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đi kiểm tra bác sĩ.
7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một chứng rối loạn hệ thống nội tiết, có thể dẫn đến lượng máu kinh nguyệt thay đổi, khiến ngày “đèn đỏ” kéo dài bất thường. Bệnh được phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và ít hiệu quả. Nó có thể dẫn đến vô sinh sau này, vì vậy chị em cần lưu tâm khi phát hiện kinh nguyệt của mình khác lạ so với bình thường.