Ăn đồ thừa, không ăn thịt,... là một trong những thói quen của phụ nữ khiến cho sức khỏe tệ hơn.
1. Luôn ăn đồ thừa sau mỗi bữa
Các bà mẹ thường là những người tiết kiệm nhất trong gia đình, nếu thấy còn một ít thức ăn trong đĩa hay bát, họ sẽ cố gắng ăn hết để không vứt đi, tránh lãng phí. Tuy nhiên chính thói quen này đã khiến cho họ mỗi ngày lại tăng mức tiêu thụ thức ăn của bản thân lên.
Sau một thời gian vòng eo sẽ bị tăng kích thước và nguy cơ béo phì cũng tăng lên. Béo phì tất nhiên sẽ dẫn tới nhưng căn bệnh không ai mong muốn như huyết áp, mỡ máu cao.
Giải pháp:
Không cố gắng ăn nốt thức ăn còn lại, nếu không muốn vứt bỏ hãy cất vào hộp hoặc túi riêng để dành cho bữa ăn sau. Lưu ý cất giữ thực phẩm đúng cách tránh biến thức ăn thừa thành độc hại.
2. Nhường mọi người đồ ăn mới, ăn đồ thừa ngày hôm trước
Trong bữa cơm gia đình, các bà mẹ thường nhường cho chồng và các con ăn thực ăn mới được nấu chín thơm ngon trong khi bản thân lại ăn những đồ thừa từ hôm trước.
Điều này 1, 2 lần có thể không ảnh hưởng nhưng nếu thường xuyên sẽ khiến cơ thể không được hấp thụ đầy đủ vitamin, các dinh dưỡng từ thực phẩm. Hơn nữa thức ăn thừa sau một thời gian lượng muối và chất béo cũng tăng nhiều hơn do đun nấu lại. Vì vậy, có thể khiến các bà mẹ dễ rơi vào "tam cao” (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao).
Giải pháp:
Các chị em nên ăn cả thức ăn mới và đồ ăn thừa nếu có trong bữa cơm. Tránh chỉ ăn duy nhất thức ăn thừa và tuyệt đối không ăn lại rau quá 3 lần.
3. Không ăn thịt
Lại một thói quen được hình thành từ chính bản tính “thương chồng thương con" của các bà mẹ. So với nam giới, phụ nữ ở tuổi trung niên hay cao niên thường không thích ăn thịt mỡ và cũng quen với việc dành cho chồng và các con ăn thịt, ăn phần ngon.
Hơn nữa, các bà mẹ thường rất quan tâm tới cân nặng cũng như sợ những nguy hại về sức khỏe nên mỗi bữa cũng ăn rất ít và tránh ăn thịt.
Chế độ ăn uống thiếu đạm này thực chất gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng triglyceride máu.
Giải pháp:
Mỗi bữa có thể ăn một lượng nhỏ thịt hải sản hoặc thịt để bổ sung thêm protein, tuyệt đối không kiêng thịt hay bỏ bữa.
4. Không ăn trứng, uống sữa
Nhiều phụ nữ không uống sữa hay ăn trứng vì sợ tăng cân và tăng cholesterol do có nhiều tin đồn rằng ăn trứng làm cholesterol tăng cao.
Tuy nhiên chính điều này làm thiếu hụt nghiêm trọng lượng canxi và gây ra tình trạng loãng xương sau mãn kinh. Hơn nữa, chế độ ăn thiếu canxi sẽ không thể giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và huyết áp cao.
Ngoài ra, không ăn trứng cũng không thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay đột qụy như mọi người vẫn nghĩ, thậm chí nó còn rất có lợi trong việc ngăn ngừa đột quỵ.
Giải pháp:
Nếu không thích uống sữa, bạn có thể ăn sữa chua vừa đẹp da và vẫn có thể bổ sung dưỡng chất.
5. Quá coi trọng cơm
Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Các bà mẹ luôn đánh giá cao tầm quan trọng của cơm. Tuy nhiên trong gạo thực chất không có chứa nhiều vitamin hay khoáng chất và có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, cholesterol cao và gan nhiễm mỡ.
Vì thế chỉ ăn cơm với lượng vừa phải mỗi bữa, nếu không thay đổi sẽ dẫn tới việc khó kiểm soát lượng đường trong máu.
Giải pháp:
Thay vì ăn gạo trắng, các bà mẹ có thể ăn thêm khoai tây hoặc ăn gạo lứt.
6. Nấu ăn cho nhiều muối, dầu
Các bà mẹ châu Á khi nấu thường cho khá nhiều dầu và muối để đậm mùi vị. Thói quen này có thể gây ra căn bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao và béo phì.
Đặc biệt ở độ tuổi càng cao thì vị giác càng kém nên họ thường ăn mặn nhiều hơn.
Giải pháp:
Hạn chế lại lượng dầu ăn và muối khi nấu nướng. Nếu cảm thấy vị mặn không đủ, có thể chuẩn bị thêm nước mắm hay nước tương để chấm thêm.
7. Mua thuốc thay vì bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống
Nhiều bà mẹ không chú ý việc cân bằng dinh dưỡng thông qua ăn uống nhưng lại sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm y tế như các hộp thuốc bổ sung vitamin. Thực tế việc ăn các thực phẩm giàu vitamin vừa an toàn lại có giá rẻ hơn rất nhiều, trong khi các loại thuốc nếu không cẩn thận có thể mua phải thuốc giả, kém chất lượng gây hại sức khỏe hơn.
Giải pháp
Trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên có sự tham khảo của bác sĩ. Chú ý ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau để bổ sung dưỡng chất.