7 yếu tố có thể gây ung thư ẩn chứa trong nhà, nhiều người vô tình tiếp xúc hàng ngày

MINH MINH - Ngày 11/01/2023 15:21 PM (GMT+7)

Những yếu tố dưới đây có thể gây ung thư, mọi người tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc để bảo vệ sức khỏe.

Nhà là nơi trú ẩn an toàn, ấm áp giúp xoa dịu tâm trí lo lắng và thư giãn sau một ngày học tập, làm việc vất vả.

Nhưng bạn có biết rằng trong gia đình có thể tồn tại một số yếu tố gây ung thư mà đôi khi bạn tiếp xúc với nó hàng ngày nhưng lại không hề hay biết.

1. Đũa tre, gỗ đã được sử dụng từ rất lâu

Nếu sử dụng đũa quá lâu, bề mặt đũa sẽ xuất hiện các gờ hoặc khe hở, cặn thức ăn dễ đọng lại trong các kẽ hở là môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Trong đó nguy hiểm nhất là độc tố aflatoxin sinh ra từ nấm mốc, dù đun sôi với nước ở 100°C cũng không thể loại bỏ được.

Vì vậy, không nên cho đũa vào tủ bát đĩa ngay sau khi rửa đũa hàng ngày mà nên phơi ở môi trường thoáng gió. Đũa tre hay đũa gỗ dù không bị mốc nhưng cứ 6 tháng nên thay một đợt mới.

2. Dầu thừa chiên thức ăn

Sau khi nấu những món chiên rán, nhiều gia đình ngại ngần vứt đi dầu thừa vì cho rằng quá lãng phí mà vẫn giữ lại dùng cho lần chiên, xào sau.

Tuy nhiên, dầu ăn có thể tạo ra các sản phẩm oxy hóa và axit béo chuyển hóa sau khi đun ở nhiệt độ cao lặp đi lặp lại, làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, không nên dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần.

7 yếu tố có thể gây ung thư ẩn chứa trong nhà, nhiều người vô tình tiếp xúc hàng ngày - 1

3. Khói bếp

Khói nấu ăn có thể gây kích ứng cổ họng, mắt và mũi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hơn nữa, khi đun dầu ăn ở nhiệt độ cao để chiên rán, xào thức ăn thì nhiệt độ chất mỡ vốn có trong dầu ăn sẽ bị phá huỷ và sinh ra chất độc hại benzobi, chất này bay lên theo khói dầu ăn làm cho người nấu bếp cảm thấy khó thở. Đó cũng là chất gây ra ung thư.

Trong nấu nướng hàng ngày nên hạn chế tối đa việc chiên, rán. Tốt nhất trong bếp nên để các lỗ thông gió đủ lớn và lắp đặt máy hút mùi, sau khi nấu xong tiếp tục cho máy hút mùi hoạt động trong vòng 5-10 phút.

4. Nội thất kém chất lượng

Nguồn gây ô nhiễm khủng khiếp nhất trong gia đình là formaldehyde , chủ yếu đến từ các tấm gỗ, vật liệu trang trí, dệt may và đồ chơi trẻ em kém chất lượng.

Đặc biệt là khi gia đình trang trí nhà cửa thì phải chú ý chọn những cơ sở sản xuất uy tín. Không nên dọn vào ở ngay sau khi trang trí nhà cửa, ít nhất nửa năm phải thông gió thường xuyên.

5. Bàn đá granite

Quá trình phân rã phóng xạ của uranium trong đất và đá hình thành khí radon. Chuyên gia ung thư người Mỹ,  bà Ashley Sumrall cảnh báo hít phải khí radon sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đặc biệt là với người hút thuốc lá.

Mọi người có nguy cơ phơi nhiễm radon khi trong nhà có mặt bàn làm từ đá granite, hoặc sống trong khu vực có nồng độ uranium và radium trong đá cao, các chuyên gia cảnh báo.

6. Hóa chất hàng ngày

Một số sản phẩm tẩy rửa sẽ tích tụ khí độc hại trong quá trình bay hơi, ví dụ như một số loại nước khử trùng có chứa p-dichlorobenzene, sau khi hít vào sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây đột biến tế bào, không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, mà còn nhưng cũng có thể gây bệnh bạch cầu.

Do đó, không nên cất giữ một lượng lớn chất tẩy rửa hóa học trong không gian kín, sau khỉ sử dụng nên mở cửa và giữ cho phòng thông thoáng.

7 yếu tố có thể gây ung thư ẩn chứa trong nhà, nhiều người vô tình tiếp xúc hàng ngày - 2

7. Ghế dựa bằng da

Theo Reader’s Digest, crom là một chất gây ung thư có thể xuất hiện trong các sản phẩm thuộc da, đồ nội thất bằng gỗ, thuốc nhuộm, chất tạo màu dùng trong ngành dệt và sản xuất xi măng. 

Theo MINH MINH (Dịch từ Abulowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư