Suốt 10 năm, cô Lâm liên tục bị ám ảnh về việc muốn biết kích thước "cậu nhỏ" của chồng. Tuy nhiên, cô lại không dám chứng thực bởi sợ rằng sự thật không giống như cô mong ước.
Bác sĩ Đồng Tung Trân, giám đốc Trung tâm Quản lý Sức khỏe Tình dục tại Đài Loan từng có nhiều năm kinh nghiệm trị liệu tình dục. Tình dục là vấn đề nhạy cảm nên nhiều người thường lơ là hoặc nếu gặp vấn đề cũng không biết cách xử lý.
Mới đây, bác sĩ Đồng Trân đã chia sẻ về một trường hợp nữ bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý tình dục suốt 10 năm khiến cô không thể nào thoải mái được trong “chuyện ấy” với chồng.
Cô Lâm không thể nào thoải mái trong "chuyện ấy" với chồng vì quá ám ảnh về kích thước "cậu nhỏ". (Ảnh minh họa)
Cô Lâm Đạt, 50 tuổi là một trường hợp bị chứng bệnh ám ảnh cưỡng chế suốt nhiều năm. Cô luôn cảm thấy “cậu nhỏ” của chồng quá kém cỏi, không đủ kích thước để giúp vợ thỏa mãn trong quan hệ. Cô Lâm cho biết trước khi trải qua đêm động phòng với chồng, cô đã nghe nhiều người nói rằng lần đầu tiên thường sẽ thấy đau đớn và cảm giác “cậu nhỏ” sẽ rất lớn. Tuy nhiên trong lần đầu quan hệ với chồng, cô Lâm không hề thấy như vậy, cô không đau đớn và chồng cô cũng rất dễ dàng xâm nhập.
Lúc này, cô đã quyết định lên mạng tìm hiểu về kích thước của “cô bé” và “cậu nhỏ”. Cô đã đọc được thông tin rằng âm đạo của phụ nữ có giãn rất tốt, có thể giãn tới 10,8cm nên cô tin chắc rằng “cậu nhỏ” của chồng phải có chu vi ở mức 10,8cm.
“Trong nhiều năm tôi không dám trực tiếp đo kích thước “cậu nhỏ” của chồng. Tôi lo lắng rằng nếu kết quả không như tôi mong đợi, tôi sẽ rất đau khổ. Tôi đã đi đến rất nhiều bệnh viện và họ nói tôi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi đã làm rất nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm và tư vấn tâm lý nhưng không hiệu quả. Cuối cùng, tôi đành buông xuôi nhưng nỗi ám ảnh về kích thước “cậu nhỏ” của chồng không được như mong đợi khiến tôi rất khổ sở.” cô Lâm tâm sự.
Bác sĩ Đồng Trân.
Suốt 10 năm, cô Lâm đã phải dùng thuốc chống trầm cảm nhưng khi ngừng thuốc, những ý nghĩ tồi tệ và nỗi ám ảnh lại xuất hiện. Cô vừa muốn biết kết quả về kích thước của chồng nhưng lại sợ hãi tới mức không dám đo. Cuối cùng, cô Lâm lại một lần nữa tìm tới sự trợ giúp của chuyên gia và lần này cô đã tới gặp bác sĩ Đồng Trân.
Cô nói với bác sĩ: “Lần trước khi đi khám, các bác sĩ cũng nói kích thước và độ cương cứng của chồng tôi rất tốt và không có vấn đề gì. Nhưng tôi vẫn luôn nghi ngờ rằng “cậu nhỏ” của chồng không đủ độ dày (chu vi) là 10,8cm. Làm sao để tôi thoát khỏi nỗi ám ảnh này. Nếu không phải được như vậy, tôi sẽ rất khó chịu.”
Sau khi nghe cô Lâm chia sẻ, bác sĩ Đồng Trân đã suy nghĩ rất lâu và quyết định thuyết phục cô Lâm tự mình kiểm tra kích thước của chồng. “Bệnh nhân nói với tôi cô ấy rất muốn biết chu vi dương vật của chồng nhưng rất sợ nếu kết quả không như mong đợi. Sau khi suy nghĩ, tôi đã quyết định nên để cô ấy đối mặt với thực tế, dù kết quả sau đó ra sao, tôi sẽ tìm cách trị liệu”, bác sĩ Đồng Trân nói.
Sau đó, bác sĩ Đồng Trân đã yêu cầu cô Lâm tự mình kiểm tra kích thước dương vật của chồng. Kết quả cuối cùng cho thấy chồng cô đạt đúng kích thước 10,8cm. Lúc này, cô Lâm mới thở phào nhẹ nhõm. Việc làm này tuy nhỏ nhưng lại là “nút thắt” quan trọng trong việc điều trị tâm lý cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế như cô Lâm.
Sau đó, cô Lâm cũng không còn dùng đến thuốc trầm cảm, cuối cùng sau 10 năm, cô có thể thoải mái bên chồng mà không nghi ngờ.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân. Người bệnh thường có các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và khiến bệnh nhân lặp đi lặp lại các hành động cưỡng chế hay liên tục suy nghĩ về một vấn đề suốt thời gian dài.
Người bệnh thường có thể cố gắng loại bỏ các suy nghĩ đó, nhưng điều này chỉ càng làm họ căng thẳng và lo lắng hơn. Cuối cùng, họ vẫn buộc phải thực hiện hành động để giải tỏa căng thẳng.
Các ám ảnh thường xảy ra:
- Có các suy nghĩ không mong muốn như thấy các hình ảnh bạo lực;
- Xuất hiện nỗi sợ mình sẽ làm hại người khác và bản thân hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ;
- Cảm thấy có trách nhiệm cho những điều sai trái và điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra;
- Quan tâm quá mức đến chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn;
- Lo lắng quá mức đến các chất gây ô nhiễm và lo lắng về việc bị bệnh nặng đến một mức độ không hợp lý.
Làm thế nào để hạn chế diễn tiến rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
- Nói bác sĩ nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc nặng hơn sau khi điều trị một thời gian;
- Nói bác sĩ nếu bạn có triệu chứng mới hoặc bạn thấy không khỏe khi dùng thuốc;
- Tập thể dục vừa phải;
- Dùng thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ dù bạn cảm mình đã khỏe hơn. Ngưng uống thuốc có thể khiến các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quay trở lại;
- Liên lạc với bác sĩ trước khi bạn sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác.