Ăn nhiều thịt gà dễ mắc 3 loại ung thư là đúng hay sai? 2 bộ phận này của gà nên tránh ăn

Ngày 26/03/2024 09:15 AM (GMT+7)

Thịt gà ăn tốt cho sức khỏe hay là nguyên nhân gây ung thư?

Người châu Á rất yêu thích món gà, có thể nói không có dịp quan trọng nào mà các bàn ăn thiếu gà. Đặc biệt là trong dịp lễ Tết, hầu như các gia đình ngày nào cũng ăn thịt gà. Tuy nhiên, một số bài báo nói ăn thịt gà có thể gây ung thư, điều này là thật hay tin đồn?

1. Ăn thịt gà có thể làm tăng nguy cơ mắc 3 loại ung thư?

Thịt gà ngon, bổ dưỡng. (Ảnh minh họa).

Thịt gà ngon, bổ dưỡng. (Ảnh minh họa).

Nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford từng công bố một nghiên cứu trên tạp chí Dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng, trong đó phát hiện việc ăn thịt gà và các sản phẩm thịt gia cầm khác sẽ khiến con người có nguy cơ cao mắc bệnh u ác tính và ung thư hạch không Hodgkin.

Nghiên cứu đã theo dõi 475.000 người Anh 37-73 tuổi trong 9 năm, ghi lại và phân tích mối liên hệ giữa thói quen ăn uống và sự xuất hiện của bệnh tật. Phân tích cuối cùng cho thấy tiêu thụ thêm 30g thịt gà mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc khối u ác tính tăng 20%, nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin tăng 26% và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng 11%.

Tuy nhiên, trên thực tế, nghiên cứu này chỉ là một cuộc khảo sát dịch tễ học tiềm năng mà chưa có đủ bằng chứng khoa học. Nghiên cứu chỉ có thể chứng minh những người có những đặc điểm nhất định có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, ngoài ra, nghiên cứu không có đủ bằng chứng chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc xuất hiện bệnh ung thư và việc ăn thịt gà. Sự xuất hiện của bệnh ung thư có liên quan đến nhiều yếu tố, nếu chỉ quy sự xuất hiện của bệnh ung thư là do một loại thực phẩm nào đó là không khoa học.

2. Các tin đồn về thịt gà

- Gà tiêm hormone tăng trọng gây ung thư và dậy thì sớm?

Hiện nay gà lớn rất nhanh, nhiều người cho rằng nguyên nhân là do tiêm hormone, và lập luận rằng loại gà lớn nhanh này sẽ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em và ung thư ở người lớn, điều này có đúng không? 

Gà lớn nhanh hay chậm chủ yếu do giống gà, không hẳn vì được tiêm hormone. (Ảnh minh họa)

Gà lớn nhanh hay chậm chủ yếu do giống gà, không hẳn vì được tiêm hormone. (Ảnh minh họa)

Trong một con gà bình thường có chứa các hormone, bao gồm hormone tăng trưởng, hormone kích thích sản xuất và insulin, những hormone này cần thiết cho sự phát triển của gà. Gà trưởng thành, sau khi được con người ăn vào sẽ bị hệ thống tiêu hóa phân hủy và tiêu hóa, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn tốc độ tăng trưởng nhanh của gà thực chất là do vấn đề giống. Hầu hết gà trên thị trường hiện nay là gà lông trắng, có đặc điểm là tốc độ sinh trưởng nhanh. Không thể tiêm hormone tăng trưởng cho gà để gà lớn nhanh. Thêm vào đó, giá thành hormone tăng trưởng rất cao. 

- Đầu cánh, đùi gà là bộ phận được tiêm thuốc nên không ăn được?

Trong quá trình gà lớn lên, thuốc tiêm được tiêm dưới cánh chứ không phải ở đầu cánh gà. Hơn nữa, thuốc sau khi tiêm sẽ nhanh chóng lan ra khắp cơ thể nên không phải là lý do khiến cho phần gần vết tiêm không ăn được.

- Đầu gà chứa kim loại nặng?

Đầu gà không phải là cơ quan thải độc ở gà, cho dù gà ăn phải một số chất độc hại cũng sẽ được xử lý qua các cơ quan nội tạng và lan ra toàn cơ thể, lượng đến đầu rất ít. 

- Không được ăn cổ gà, nếu không sẽ gây ngộ độc?

Giả thuyết cho rằng cổ gà có thể bị nhiễm độc chủ yếu là do trên cổ gà có một số hạch bạch huyết nhất định, chỉ cần các hạch bạch huyết này không có tổn thương và được làm chín hoàn toàn trong quá trình tiêu thụ thì sẽ không có vấn đề gì. 

3. Bạn thực sự không nên ăn quá nhiều những bộ phận này của gà 

Điều chúng ta thực sự cần chú ý trong cuộc sống hàng ngày là hai bộ phận này của con gà và nên tránh ăn chúng.

Một là da gà, hàm lượng chất béo trong da gà rất cao, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao và các bệnh khác. 

Phần còn lại là phao câu gà, vì phần này có bao hoạt dịch siêu âm và tuyến mỡ đuôi, phần trước là cơ quan bạch huyết và có thể có mầm bệnh sống trong đó, còn phần sau có nhiều mỡ và dễ bị viêm.

Ngoài ra, bạn nên chú ý bảo quản gà đúng cách, không rã đông hoặc đông lạnh gà nhiều lần, làm như vậy có thể khiến chất lượng thịt thay đổi, dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập.

4. Ăn thịt gà thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe?

Nên hạn chế ăn thịt gà chiên, rán. (Ảnh minh họa)

Nên hạn chế ăn thịt gà chiên, rán. (Ảnh minh họa)

Chọn thịt gà tươi

Khi mua gà chú ý không chọn những con gà chết không rõ nguồn gốc, khi chọn những con gà sống nên ưu tiên những con có lôn mượt, mắt sáng và có vẻ khỏe mạnh. Nếu mua gà đông lạnh, bạn nên chú ý mua loại có bề mặt trắng, thịt hồng và mềm.

Ăn thịt gà điều độ

Khuyến cáo nên duy trì lượng thịt gà ăn hàng ngày ở mức 40~75g, ăn quá nhiều cũng sẽ gây gánh nặng cho sức khỏe.

Chọn phương pháp nấu ăn đáng tin cậy

Ưu tiên các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc và ít chế biến, hạn chế chiên, nướng.

Thịt gà, vịt hay ngỗng bổ dưỡng nhất? Có một loại được xem là thuốc quý nhưng rất ít người biết dùng
Có 3 loại thịt gia cầm được sử dụng phổ biến là thịt gà, vịt và ngỗng, trong đó thịt gà được dùng nhiều hơn cả nhưng liệu có phải vì nó bổ dưỡng nhất?

Thực phẩm phòng bệnh

Theo Thùy Linh (Dịch từ Eatingwell)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe