3 loại thực phẩm này bình thường vốn đã bổ dưỡng, nếu được ngâm giấm thì còn có thể bồi bổ dạ dày, cải thiện khả năng tiêu hóa và duy trì sức khỏe.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Giấm là một nguyên liệu được sử dụng như một loại gia vị trong nhà bếp. Giấm có chứa một lượng axit nhất định có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người. Đồng thời, giấm cũng có thể thẩm thấu hiệu quả, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu và các bệnh về máu.
Một số chất dinh dưỡng trong giấm cũng giúp lưu trữ canxi trong cơ thể để ngăn ngừa bệnh loãng xương. Vì vậy, nhiều người thường cho một ít giấm gạo khi nấu ăn để không chỉ ngăn ngừa bệnh tật mà còn có tác dụng bồi bổ dạ dày và thận, giúp duy trì sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Khải, Giám đốc Dinh dưỡng của Bệnh viện trực thuộc Đại học Dương Châu (Trung Quốc) cho biết: Giấm kết hợp với những thứ này được gọi là "thần dược", bảo vệ mạch máu, hạ huyết áp, giảm cân...
1. Đậu đen ngâm giấm
Đậu đen ngâm giấm có tác dụng lớn trong việc hạ huyết áp. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu của Viện Sinh học Nhật Bản, đậu đen ngâm giấm có hiệu quả trong việc hạ lipid máu. Ăn đậu đen ngâm giấm trong 8 tuần thì có tới hơn 80% số người có chỉ số lipid giảm. Đồng thời món này cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Đậu đen ngâm giấm là phương thuốc hiệu quả giúp chữa các bệnh mãn tính như: táo bón, cao huyết áp, cholesterol cao, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Trong đậu đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, ngoài ra còn rất giàu vitamin A. Do vậy ăn đậu đen ngâm giấm giúp cải thiện thị lực và giúp bạn phòng tránh các bệnh về mắt như mỏi mắt, khô mắt.
Đậu đen giấm cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein và anthocyanin lớn giúp bạn cảm thấy no lâu, không còn cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, hàm lượng axit amin có trong giấm giúp tăng tốc độ phân hủy và đào thải chất béo, ngăn chặn mỡ thừa tích tụ và giúp bạn có được vóc dáng thon gọn.
2. Lạc ngâm giấm
Ăn lạc ngâm giấm có lợi cho mạch máu. (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, trong các căn bếp của người Trung Quốc luôn xuất hiện một lọ lạc ngâm giấm. Theo họ, lạc ngâm giấm rất tốt cho những người bị cao huyết áp.
Còn theo các nghiên cứu khoa học, giấm giàu axit amin, axit lactic… và các thành phần hữu cơ khác, giúp giải độc và thúc đẩy sự trao đổi chất như đường và protein diễn ra dễ dàng trong cơ thể.
Lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic. Chất này có khả năng chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra ngoài, giảm lượng cholesterol, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.
Do đó, bài thuốc lạc ngâm giấm thường được sử dụng để bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa huyết khối khá hiệu quả và làm giảm huyết áp cũng như làm mềm mạch máu nếu được dùng thường xuyên và lâu dài.
Lạc ngâm giấm rất tốt cho những người bị cao huyết áp.
3. Gừng ngâm giấm
Những ai muốn giảm cân không nên bỏ qua gừng ngâm giấm. (Ảnh minh họa)
Làm gừng ngâm giấm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch và thái mỏng, cho gừng vào lọ rồi đổ giấm ngập gừng, bảo quản ở nhiệt độ thấp, để một tuần là có thể sử dụng được.
Ăn gừng ngâm giấm có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.
Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…
Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Nó cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như buồn nôn, nôn và chóng mặt. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.
Ngoài ra, gừng có tác dụng kích thích lên tim và mạch máu, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Chất gingerol giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Giấm có tác dụng hoạt huyết, khơi thông dạ dày, khi ngâm với gừng có thêm tác dụng điều hòa tỳ vị, đây là đặc điểm quan trọng nhất, giúp cho tỳ vị hoạt động hiệu quả, tiêu hóa tốt và loại bỏ các chứng bệnh chán ăn, khó tiêu, làm nền tảng cho các hoạt động khác của cơ thể.