Can Tổ Vọng, 98 tuổi, một trong mười nhà y học cổ truyền nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc, đã nghỉ hưu. Tuổi cao nhưng ông vẫn rất khỏe mạnh nhờ tuân thủ 8 bí quyết quan trọng trong ăn uống.
Bác sĩ Can Tổ Vọng đưa ra 8 lời đề nghị tốt cho sức khỏe.
1. Ngoài uống rượu, nên ăn ít các món lạnh
Thời xưa, người ta khi ăn các món nguội thì phải đi kèm với uống rượu, vì cả rượu trắng và cơm rượu đều là những thứ có tính ấm, ăn kèm với các món nguội sẽ giúp điều hòa. Người hiện đại cũng có thói quen ăn các món lạnh, theo tôi điều này không tốt cho sức khỏe và không tốt cho dạ dày.
2. Không bao giờ ăn trứng với mướp đắng
Người Trung Quốc có truyền thống ăn trứng luộc vào buổi sáng, trứng sốt với cà chua vào buổi trưa và trứng xào với mướp đắng vào buổi tối. Mướp đắng có tính lạnh, trứng cũng là thứ lạnh, hai thứ đó với nhau rất nghiêm trọng, theo tôi đó là chất độc, mọi người không nên ăn.
3. Bữa sáng ăn cháo trắng, trứng chiên
Ăn gì tốt cho sức khỏe? Nhiều người cho rằng quẩy chiên là đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe. Tôi cho rằng đồ ăn không có tốt hay xấu, mấu chốt nằm ở sự điều độ. Cháo, quẩy chiên và các món ăn kèm là truyền thống của người Trung Quốc. Trứng luộc là trứng nguội tôi không ăn, nên tôi ăn trứng rán.
4. Chế độ ăn uống đều đặn
Có quan điểm rằng trong đời người nhất định phải ăn, nhưng ăn phải đúng bữa, trong khi ăn phải nhai chậm, không ăn quá nhiều, những điều này chắc chắn giúp sống lâu.
5. Tránh ăn quá nhiều, ăn liên tục
Ăn xong vẫn đói là vấn đề chung của con người hiện đại, đặc biệt là các em nhỏ hiện nay, bụng luôn trong tình trạng đầy thức ăn. Đường ruột tích tụ thực phẩm, hơi thở có mùi hôi, thường xuyên tái phát viêm họng và nhiễm trùng, chướng bụng, nghiến răng, chảy nước dãi vào ban đêm.
Ăn xong vẫn đói là triệu chứng phổ biến của những người béo phì thời hiện đại, những người này ăn rất nhiều nhưng luôn cảm thấy đói. Bệnh lý này là tim hoạt động quá mức, nhu cầu tình cảm và cảm xúc không được đáp ứng, hoặc có cảm giác bất mãn sâu sắc trong lòng dẫn đến chứng thèm ăn.
6. Ăn uống lựa thời điểm
Nhiều người hỏi tôi ăn gì tốt cho sức khỏe, tôi nói rằng ăn gì không quan trọng, ăn như thế nào, ăn vào lúc nào mới là quan trọng. Đừng ăn khi không đói, thậm chí đến giờ ăn, đồng hồ bên ngoài không quan trọng, điều quan trọng là đồng hồ sinh học của chính bạn. Nhiều người đang thuyết phục bạn ăn sáng, nhưng không ai quan tâm đến việc buổi sáng thức dậy, người có đói không, bữa ăn tối hôm trước chưa tiêu hóa hết trong bụng đến sáng lại phải nhét một đống sữa và trứng vào dạ dày chỉ càng thêm hại.
Tuy nhiên cần phải chú ý điều này không có nghĩa là bạn được phép bỏ bữa sáng thường xuyên. Nếu không quá đói, để làm sạch dạ dày và ruột vào bữa sáng, bạn có thể uống một bát bột ngũ cốc, được xay thành bột mịn từ ngũ cốc nguyên hạt để dễ pha. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày rất tốt cho chức năng đường tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, ăn thời gian dài có thể kéo dài tuổi thọ.
7. Tránh uống quá nhiều nước vì có thể gây hại thận
Uống nước rất quan trọng nhưng uống quá nhiều nước như thế này rất có hại cho thận, trường hợp nặng có thể khiến thận bị suy giảm chức năng và không thể kìm hãm được nước tiểu.
Uống nước thành từng ngụm nhỏ và dừng lại sau ba ngụm, để lại chỗ trống cho cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu. Người hiện đại có thói quen uống cả một cốc nước trong một hơi, kết quả là dội một gáo nước lạnh vào bụng. Kiến thức của việc uống nước nằm ở chỗ không uống nước ngọt, tác dụng phụ của nước ngọt là lợi tiểu, nước ngọt đã đi qua ruột và không còn chỗ cho chất lỏng trong cơ thể. Vì vậy, người xưa thường uống nước chè đắng, hoặc uống nước muối nhạt, mục đích để cơ thể không bị mất nước.
8. Tránh uống đồ uống lạnh
Để đồ uống lạnh vào dạ dày, cần phải dựa vào sức nóng của dạ dày để làm ấm lên 36,5°C, bằng nhiệt độ cơ thể người. Lâu dần, dạ dày không chịu được, phổi và dạ dày thông với nhau, phổi cũng không chịu được. Có người thích uống một ly nước lạnh trước khi ăn, khiến ăn nhiều không ngán, lâu dần sẽ khiến cơ thể béo phì.