Những người ở độ tuổi thanh niên đến trung niên hiếm khi mắc bệnh Parkinson. Nó thường xuất hiện vào nửa sau cuộc đời, từ những năm 60 tuổi trở lên, và nguy cơ thì tăng dần theo tuổi tác.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson vẫn chưa rõ, tuy nhiên một số tác nhân hàng đầu được xem xét là gen, yếu tố môi trường, tuổi tác, giới tính, ...
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Các triệu chứng sẽ phát triển dần, đôi khi sẽ chỉ bắt đầu với một bất thường không đáng kể ở một bên tay.
Tình trạng tê liệt hay run tay khá phổ biến với bệnh nhân mắc Parkinson, tuy nhiên chứng rối loạn này còn có thể gây cứng khớp hoặc làm chậm các chuyển động.
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, khuôn mặt của bệnh nhân sẽ ít biểu lộ hoặc không biểu lộ cảm xúc. Các cánh tay sẽ không chuyển động theo cơ thể khi di chuyển. Giọng nói trở nên nhẹ hơn và dễ nói lắp, nói nhịu. Các triệu chứng của Parkinson sẽ phát triển trầm trọng hơn theo thời gian.
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa được, nhưng việc uống thuốc đều đặn có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng mà bệnh mang lại. Với một vài trường hợp, các bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để điều chỉnh các vùng nhất định trong não.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Tất nhiên là có, với những biến chứng dưới đây thì Parkinson được liệt vào những căn bệnh có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhất:
- Gặp vấn đề về nhận thức;
- Trầm cảm hoặc thay đổi về cảm xúc;
- Gặp vấn đề về nhai và nuốt;
- Gặp vấn đề về giấc ngủ, thường là rối loạn giấc ngủ;
- Gặp vấn đề về bàng quang;
- Thay đổi huyết áp đột ngột;
- Rối loạn chức năng khứu giác;
- Hay mệt mỏi;
- Đau đớn thường xuyên;
- Rối loạn khả năng tình dục.
Dấu hiệu bệnh Parkinson
Mỗi bệnh nhân mắc Parkinson sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.
Các dấu hiệu xuất hiện sớm sẽ không rõ ràng và không được chú ý. Chúng sẽ bắt đầu ở một bên cơ thể và tập trung phát triển ở bên đó, ngay cả khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên.
Dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này thường bao gồm:
- Tê hoặc run rẩy: Thường bắt đầu ở các chi, đa phần là tay hoặc ngón tay. Bạn có thể sẽ cọ xát ngón trỏ và ngón cái, và chúng sẽ tiếp tục run lên cả khi bạn không làm gì.
- Chuyển động chậm: Theo thời gian, bệnh này sẽ làm bạn vận động và chuyển động chậm hơn hẳn, khiến cho những công việc đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian. Các bước khi đi bộ sẽ ngắn hơn, đứng dậy khỏi ghế sẽ nặng nhọc hơn và chân sẽ bị chững lại khi bắt đầu đi bộ.
- Cứng cơ: Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trên cơ thể bạn. Nó sẽ khiến bạn đau đớn hoặc hạn chế khả năng vận động của bạn.
- Dễ mất cân bằng: Các tư thế thông thường cũng có thể khiến bạn ngã, do bệnh Parkinson đã làm cơ thể mất cân bằng.
- Mất những động tác thông thường: Mỉm cười, vung tay khi đi, nháy mắt, ... sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều hoặc biến mất hoàn toàn.
- Thay đổi giọng nói: Bạn sẽ nói nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, nói lắp, nói nhịu, ... hoặc khó khăn khi bắt đầu nói chuyện. Những gì bạn nói sẽ trở nên đơn điệu hơn với các cụm từ thông dụng.
- Giảm khả năng viết: Bạn sẽ gặp khó khăn khi viết và chữ viết thường nhỏ lại.
Nguyên nhân bệnh Parkinson
Ở căn bệnh này, một số tế bào thần kinh (neuron thần kinh) trong não dần dần bị phá vỡ hoặc chết. Đa phần các triệu chứng xảy ra do sự thiếu hụt neuron, từ đó tạo ra dopamine trong não. Khi nồng độ dopamine giảm, nó sẽ gây ra các hoạt động bất thường ở não, dẫn đến các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân của Parkinson vẫn đang được tìm hiểu, nhưng nhiều yếu tố đang được xem xét, bao gồm:
Gen
Các nhà nghiên cứu đã xác định các đột biến di truyền cụ thể có thể gây ra Parkinson. Nhưng điều này không phổ biến nhiều, ngoại trừ những gia đình hiếm hoi có nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh.
Tuy nhiên, một số biến thể gen có thể xuất hiện và tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Yếu tố môi trường
Tiếp xúc với một số độc tố hoặc các yếu tố khác trong môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, nhưng rủi ro là tương đối nhỏ.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng rất nhiều thay đổi xảy ra trong não bệnh nhân Parkinson, dù nguyên nhân thì vẫn không rõ ràng. Chúng bao gồm:
Sự xuất hiện của thể dạng Lewy
Các khối chất cụ thể trong tế bào não là dấu hiệu vi mô của căn bệnh này, được gọi thể dạng Lewy, và các nhà khoa học cho rằng đây là đầu mối quan trọng trong nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.
Alpha-synuclein được tìm thấy trong thể dạng Lewy
Mặc dù nhiều chất được tìm thấy trong thể dạng Lewy, các nhà khoa học tin rằng chất quan trọng nhất và phổ biến nhất là Alpha-synuclein hay còn được gọi là A-synuclein – một loại protein tự nhiên. Nó được tìm thấy trong tất cả các thể dạng Lewy, và các tế bào không thể phá vỡ được.
Các yếu tố tăng khả năng mắc bệnh Parkinson
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc căn bệnh này bao gồm:
Tuổi tác
Những người ở độ tuổi thanh niên đến trung niên hiếm khi mắc Parkinson. Nó thường xuất hiện vào nửa sau cuộc đời, từ những năm 60 tuổi trở lên, và nguy cơ thì tăng dần theo tuổi tác.
Di truyền
Có một người thân gần gũi mắc Parkinson sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh cho bạn. Rủi ro này xuất hiện khá ít, và nhiều người trong gia đình mắc bệnh thì bạn mới có khả năng bị di truyền.
Giới tính
Đàn ông có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson hơn là phụ nữ.
Tiếp xúc với chất độc
Tiếp xúc liên tục với thuốc diệt cả hay thuốc trừ sâu sẽ làm tăng nhẹ nguy cơ mắc Parkinson.
Cách điều trị bệnh Parkinson
Chẩn đoán
Không một xét nghiệm cụ thể nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh và xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, cùng với khám sức khỏe và thể chất.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn quét quang điện tử bằng DAT.
Xét nghiệm hình ảnh như MRI, CT, PET hay siêu âm não cũng có thể được sử dụng để loại trừ các rối loạn khác.
Bác sĩ sẽ cung cấp carbidopa-levodopa cho bạn – một loại thuốc trị Parkinson. Nếu sức khỏe bạn cải thiện đáng kể với thuốc này thì bạn sẽ được xác nhận là có mắc Parkinson.
Đôi khi phải mất nhiều thời gian để chẩn đoán bệnh, đó là lí do các bác sĩ thường xuyên hẹn bạn đến tái khám.
Điều trị
Bệnh Parkinson không thể chữa được, nhưng thuốc có thể kiểm soát đáng kể các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Đôi khi phẫu thuật cũng được cân nhắc để can thiệp điều trị bệnh.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi lối sống, đặc biệt là tập luyện thể dục thể thao.
Vật lí trị liệu tập trung vào vấn đề cân bằng.
Các nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ sẽ giúp cải thiện vấn đề phát âm của bạn.
Các loại thuốc được khuyên dùng
- Carbidopa-levodopa;
- Thuốc chủ vận Dopamine;
- Thuốc ức chế MAO B;
- Thuốc ức chế catechol O-methyltransferase (COMT);
- Anticholinergics;
- Amantadine.
Phẫu thuật
- Kích thích não sâu.
Thay đổi lối sống
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung chất xơ, omega-3 và nước;
- Tập thể dục: Tăng sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt và cân bằng;
- Không di chuyển quá nhanh;
- Thường xuyên mát xa;
- Tập yoga hoặc thiền;
- Liệu pháp thú cưng: Nuôi chó hoặc mèo sẽ tăng khả năng di chuyển đồng thời trị liệu về mặt cảm xúc cho bạn.
Phòng chống bệnh Parkinson được không?
Bởi vì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được điều tra rõ ràng, vật nên cách để phòng ngừa căn bệnh này vẫn là một ẩn số.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc Parkison.
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng những người hay uống caffein – được tìm thấy trong cà phê, trà và cola – ít mắc bệnh Parkinson hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu caffein có thực sự bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh nguy hiểm này không.
Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Parkinson là một căn bệnh mạn tính và phát triển theo thời gian. Do đó, thời gian sống của bệnh nhân mắc Parkinson phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình điều trị bệnh:
- 5-7 năm: Cho đến giai đoạn kháng thuốc;
-10-15 năm: Cho đến khi chức năng vận động suy giảm.