Một lần khi đi mua sắm với bạn, cô ấy đã chạm và sờ nắn ngực của tôi. Sau đó, cô ấy nói: “Ngực cậu chẳng mềm chút nào, nó hơi cứng. Không phải cậu đi bơm ngực silicone đấy chứ?”
Bác sĩ Yumin, là chuyên gia điều trị về ung thư, hiện là giáo sư cao cấp và tiến sĩ làm việc tại Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải. Năm 2014, ông nhận chức tổng biên tập của một tạp chí Y tế về ung thư. Gần đây, bác sĩ Yumin có nhận được bức thư của một bệnh nhân bị ung thư khi đang ở tuổi 27, vì cảm thấy rất ấn tượng nên quyết định chia sẻ với mọi người.
“Khi còn học trung học, tôi đã có điểm không giống các bạn nữ khác đó là ngực của tôi khá lớn so với người khác. Khi ấy, tôi rất xấu hổ nhưng sau này khi lớn lên, tôi nhận ra ánh mắt ghen tị của những người xung quanh và cảm thấy bộ ngực đầy đặn là một điều tốt. Khi trưởng thành, ngực của tôi đã lên cỡ 32E.
Một lần khi đi mua sắm với bạn, cô ấy đã chạm và sờ nắn ngực của tôi. Sau đó, cô ấy nói: “Ngực cậu chẳng mềm chút nào, nó hơi cứng. Không phải cậu đi bơm ngực silicone đấy chứ?” Lúc ấy tôi rất xấu hổ nên đã trách cô bạn. Tuy nhiên những lời nói ấy thực sự đã tác động tới tôi. Gần đây, tôi thấy ngực hơi ngột ngạt và cũng hơi cứng, như ngực giả bơm silicone vậy.
Nhưng thời điểm đó, tôi đang bận rộn chuyển việc nên suy nghĩ ấy cũng chỉ thoáng quá và mau chóng quên đi. Sau đó, công việc của tôi ở chỗ làm mới rất tốt, mọi người cũng thân thiện nên tôi chẳng còn nhớ tới vấn đề của mình. Một lần công ty tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, khi bác sĩ phụ khoa siêu âm ngực của tôi đã nói một câu khiến tôi sững người: “Cô có một khối u ở ngực phải, có thể là u ác tính. Cô nên đi chụp CT và kiẻm tra thêm đi.”
Trong khi các đồng nghiệp khác khám xong và ra về, riêng tôi ở lại làm thêm vô số kiểm tra. Việc kiểm tra này kéo dài trong nhiều ngày. Khi kết quả có, bác sĩ chỉ vào ngực 32E của tôi và nói: "Chẩn đoán đã có kết quả, cô bị ung thư vú.”
Hai từ “ung thư” như tiếng dao sắc đâm vào tim tôi. Tôi không biết phải nói gì và nói với ai. Tôi không thể tin được căn bệnh này sẽ đến với mình, tôi vẫn còn trẻ, tôi không có công việc ổn định, không có bạn trai, không kết hôn, tôi chỉ ở độ tuổi 20.
Tôi còn là con một trong gia đình, tôi đi làm chỉ để kiếm tiền cho bố mẹ một cuộc sống tốt. Nếu tôi chết, họ sao có thể chịu nổi. Dù bác sĩ nói phát hiện sớm ung thư vú, tỷ lệ sống khá cao nhưng tôi không biết liệu mình có thể là người may mắn.
Tôi đã xin nghỉ việc và kiếm một công việc khác, tôi vẫn nói với ba mẹ rằng mình ổn. Ba mẹ tôi không biết đi tàu cao tốc nên không thể đến thăm tôi, mẹ vẫn hay gửi đồ ăn cho tôi, những món ăn của quê nhà. Ba tôi dù ít nói chuyện, nhưng có lần khi tôi gọi video với mẹ, tôi thấy ba khóc.
Suốt thời gian đi làm, tôi chưa về nhà, tôi nhớ ba mẹ. Vì họ, tôi quyết định chiến đấu với căn bệnh ung thư. Tôi tới bệnh viện và ký giấy phẫu thuật cắt bỏ ngực. Nhưng tôi đã không nói với gia đình về điều này, tôi không muốn họ biết.
Trước khi phẫu thuật, tôi đã được y tá bố trí nằm trên giường mổ màu xanh vào sáng sớm. Tại thời điểm này, những gì tôi nghĩ là sẽ không còn bộ ngực lớn 32E trong tương lai. Trước số phận, trước căn bệnh, tôi chỉ như một hạt bụi, không thể thương lượng. Tôi hy vọng khi tôi thức dậy sau ca phẫu thuật, ngày mai trời sẽ lại sáng.
Ở tuổi 27, tôi phải chịu nỗi đau không thể tưởng tượng được.
Ở tuổi 27, tôi phải tự đưa ra một quyết định mà không thể chấp nhận được với người khác;
Ở tuổi 27, tôi vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước với hy vọng!"
Ung thư vú - căn bệnh ung thư phổ biến hay gặp ở phụ nữ
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân, Với bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm thì sẽ điều trị khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm tương đối cao, đặc biệt là với bệnh ung thư vú. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%, với ung thư cổ tử cung là 80-93%, ung thư đại trực tràng là 88%...
Các cách phát hiện ung thư vú
Kiểm tra vú tại nhà thường xuyên:
- Để thực hiện, nữ giới nên đứng trước gương, giơ hai tay lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út để xoa nắn xem vú có khối u hay tiết dịch bất thường không. Sau đó, chị em thực hiện các bước tương tự với tư thế nằm.
- Khi thấy bất thường - có hạch ở nách, vú thì cần đến cơ sở y tế khám luôn, tránh chần chừ, kéo dài thời gian vì có thể làm cho cơ hội chữa bệnh thêm ít đi
Riêng đối với những trường hợp trong gia đình có tiền sử bố mẹ bị các ung thư như đại trực trạng, buồng trứng, phổi, cổ tử cung... thì nên tầm soát ung thư vú định kỳ.
Đối với phụ nữ ở tuổi ngoài 50, trung bình nên tầm soát ung thư vú 6 tháng/lần.