Bưởi là loại quả kỳ diệu, cực giàu vitamin C nhưng ăn cùng thứ này là đầu độc nội tạng, biết rồi nhớ nhắc người thân

Ngày 24/12/2022 15:55 PM (GMT+7)

Mùa bưởi đã đến. Loại quả "lành" và có giá rẻ này là một kho chất dinh dưỡng nhưng khi ăn cũng cần tránh một "đại kỵ" để khỏi gây suy thận, hại nội tạng.

Giúp hệ thống miễn dịch mạnh hơn, mức cholesterol thấp hơn và thậm chí giảm cân chỉ là một số lợi ích của bưởi. Loại trái cây có múi này và nước ép của nó rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do. Ăn quá nhiều bưởi thường không gây vấn đề nghiêm trọng ngoài khó chịu về tiêu hóa. Tuy nhiên, một số hợp chất trong bưởi có thể tương tác với thuốc khiến bạn có nguy cơ bị suy thận và tổn thương nội tạng, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA). 

Bưởi giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác. (Ảnh minh họa)

Bưởi giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác. (Ảnh minh họa)

Lợi ích dinh dưỡng của bưởi

Loại trái cây nhiệt đới có múi này được biết đến với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao. Nó có lượng calo thấp đáng ngạc nhiên và có thể được sử dụng trong vô số công thức nấu ăn chứ không chỉ ăn múi tươi, từ nước trái cây và sinh tố cho đến món tráng miệng và món mặn.

Tùy theo sở thích, bạn có thể ăn bưởi trực tiếp, làm món bưởi nướng quế, bánh quy giàu đạm vị bưởi, cá hồi nướng sốt bưởi, kem bưởi hồng và nhiều món ngon khác. Bạn thậm chí có thể thêm bưởi vào món salad quinoa, bánh nướng hoặc thanh năng lượng tự làm.

Nhưng, điều gì làm cho bưởi trở nên đặc biệt? Trước hết, nó chỉ có 65 calo mỗi khẩu phần. Trong khi đó, một khẩu phần táo hoặc dưa hấu cung cấp 84 calo. Bưởi có lượng calo thấp hơn hầu hết các loại trái cây nên rất lý tưởng cho những người ăn kiêng.

Một khẩu phần bưởi là khoảng 153 gam - đủ để bạn no và kiềm chế cơn đói. Chất xơ trong loại quả này sẽ tiếp tục ngăn chặn sự thèm ăn và giúp giảm lượng thức ăn hàng ngày. Bưởi cũng cung cấp hơn một nửa giá trị (DV) vitamin C hàng ngày, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. 

Một khẩu phần bưởi chứa:
65 calo
16,4 gam carbs
1,1 gam chất đạm
0,2 gam chất béo
2,5 gam chất xơ
10,6 gam đường
53% DV vitamin C
10% DV vitamin A
10% DV của beta-carotene
5% DV của folate
4% DV của kali
3%DV của magie.

Bưởi đang vào mùa và rất phổ biến ở nước ta tại cả 3 miền đất nước. (Ảnh minh họa)

Bưởi đang vào mùa và rất phổ biến ở nước ta tại cả 3 miền đất nước. (Ảnh minh họa)

Nước ép bưởi cũng tốt cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn flavonoid, magie, kali, vitamin C và axit xitric. Đáng ngạc nhiên, vỏ bưởi cũng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, theo một đánh giá được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity tháng 1/2016.

Đáng chú ý: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vỏ bưởi sấy khô chứa đầy polyphenol, flavonoid và các hợp chất hoạt tính sinh học khác. Những hóa chất này chống lại stress oxy hóa và điều chỉnh các hoạt động của tế bào thần kinh, chẳng hạn như tâm trạng, nhận thức và tính linh hoạt của não.

Đánh giá trên chỉ ra rằng vỏ bưởi tươi có hàm lượng naringin cao hơn so với vỏ khô. Flavonoid này đã được nghiên cứu về tác dụng có lợi đối với gan.

Một đánh giá vào tháng 4 năm 2018 đăng trên Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cho thấy naringin bảo vệ gan khỏi tổn thương oxy hóa và có thể giúp điều trị bệnh gan thông qua việc điều hòa chuyển hóa lipid và oxy hóa cholesterol, mặc dù khả năng hấp thu thấp. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận tiềm năng điều trị của bưởi.

Ăn nhiều bưởi có gây nguy hiểm gì không?

Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau cách giải độc bằng bưởi, chế độ ăn kiêng và làm sạch gan với nước ép bưởi. Mặc dù có lợi cho sức khỏe, nhưng bưởi không phải là thuốc chữa bách bệnh và không nên coi như vậy. Trên thực tế, có thể lợi bất cập hại khi dùng bưởi quá mức, đặc biệt nếu bạn đang phải sử dụng một số loại thuốc.

Bưởi ít calo, giàu dinh dưỡng, là lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân. (Ảnh minh họa)

Bưởi ít calo, giàu dinh dưỡng, là lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân. (Ảnh minh họa)

Trước hết, bưởi có hàm lượng axit citric cao. Axit citric là một hợp chất tự nhiên mang lại vị chua cho trái cây họ cam quýt. Như Bệnh viện Cleveland (Mỹ) đã chỉ ra, trái cây họ cam quýt và nước ép có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc làm cho chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn. Nếu ăn quá nhiều bưởi, bạn có thể bị đau ngực, nóng rát cổ họng và ngực, có vị chua hoặc đắng trong miệng và các triệu chứng ợ chua khác.

Loại quả này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Theo Tổ chức quốc tế về rối loạn tiêu hóa, tình trạng đường tiêu hóa này ảnh hưởng đến 10 đến 15% dân số thế giới. Khoảng 40% những người mắc bệnh IBS nhẹ, trong khi 25% báo cáo các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đầy hơi, đau dạ dày và đại tiện thất thường đều là những triệu chứng phổ biến của IBS.

Cảnh báo: Như Hiệp hội Nghiên cứu Đường ruột Canada lưu ý, trái cây họ cam quýt, trong đó có bưởi, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người mắc IBS. Những thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.

Ngoài ra, bưởi rất giàu chất xơ. Khi tiêu thụ quá mức, chất dinh dưỡng này có thể gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng và chán ăn. Nó cũng có thể liên kết với sắt, kẽm, magie và các khoáng chất khác, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Riêng bưởi không có khả năng gây ra những vấn đề này, nhưng nếu chế độ ăn uống của bạn đã có nhiều chất xơ, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa (khi tiêu thụ với số lượng lớn).

Bưởi có thể tương tác với thuốc

Theo Cơ quan Y tế Anh (NHS), bưởi và thuốc kê toa có thể là một hỗn hợp chết người. Furanocoumarins, một nhóm hóa chất trong loại quả này, có thể khiến một số loại thuốc đi vào cơ thể bạn nhanh hơn, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nước bưởi ép, chanh và các loại trái cây có múi khác cũng chứa các hóa chất này. Một đánh giá hồi tháng 3/2013 công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada xác nhận những phát hiện này.

Bưởi và một số loại quả có múi có thể tương tác với một số loại thuốc, nên cần thận trọng khi dùng gần thời điểm. (Ảnh minh họa)

Bưởi và một số loại quả có múi có thể tương tác với một số loại thuốc, nên cần thận trọng khi dùng gần thời điểm. (Ảnh minh họa)

Các tác giả nói rằng một quả bưởi hoặc 190ml nước ép bưởi là đủ để tăng nồng độ thuốc trong máu. Ví dụ, uống thuốc ức chế canxi với nước ép bưởi có thể gây độc cho thận.

Cảnh báo: NHS cho biết, bưởi có thể tương tác với hơn 85 loại thuốc, bao gồm statin, corticosteroid, thuốc chống lo âu, thuốc kháng histamine, thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc tâm thần, theo báo cáo của Harvard Health Publishing.

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bạn có thể không nhận được những lợi ích sức khỏe của bưởi. Tuy nhiên, có nhiều cách khác để bổ sung thêm chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như một số loại cam. Mặt khác, bưởi an toàn cho những người khỏe mạnh. Chỉ cần lưu ý thưởng thức chừng mực. Bạn nên thay thế nước ngọt bằng nước ép bưởi để cắt giảm lượng calo và tăng lượng chất chống oxy hóa.

Loại quả Việt Nam rụng đầy gốc cây có giá gần 2 triệu/kg ở nước ngoài, chứa chất xơ gấp 2 lần khoai và bổ hơn bơ
Quả lê ki ma hay quả trứng gà có lượng chất xơ cao hơn khoai lang, táo, giàu dinh dưỡng nhưng lại ít người biết đến để sử dụng dù ở Việt Nam không thiếu.

Thực phẩm phòng bệnh

YÊN MINH (Dịch từ Livestrong)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm