Nam ca sĩ Đại Nhân sau khi ngủ dậy bất ngờ choáng váng và méo miệng. Rất may anh được đưa đi cấp cứu kịp thời, nếu không nam ca sĩ đã có thể tàn phế vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Choáng váng, suýt liệt nửa người sau khi ngủ dậy
Gần đây nam ca sĩ Đại nhân chia sẻ trên trang mạng cá nhân rằng, bản thân vừa phải nhập viện cấp cứu vì tai biến tắc mạch máu não ở động mạch chính. Anh cũng cho biết, sự việc xảy ra vào buổi trưa sau khi vừa ăn cơm cùng các thành viên trong gia đình.
Nam ca sĩ viết: "Trưa hôm đó ngồi ăn cơm cùng với gia đình xong Nhân cảm thấy nhức đầu nên uống viên thuốc rồi lên phòng nằm ngủ. Khi đang ngủ thi cảm thấy mắc tiểu nên tỉnh dậy thì không đứng lên được.
Cứ nghĩ mình nằm ngủ sai thế bị tê tay chân thôi nên cố hết sức bật dậy để ra khỏi giường mà không thể, té lên té xuống đập đầu đập tay đập chân vào tủ vào bàn bầm tím hết.
(Nhân) cố hết sức la to gọi người nhà lên giúp, khi mẹ và chị lên thấy bị méo mặt, tay chân bên trái hoàn toàn liệt thì ba mẹ liền gọi xe cứu thương đến.
Nhập viện vào thẳng khoa cấp cứu thì bác sĩ chẩn đoán là bị tai biến tắc mạch máu não. Khi chụp CT thì thấy bị tắc hết mạch máu não chính, và vì Nhân bị trong lúc ngủ nên lúc phát hiện tính ra khá trễ, khi phẫu thuật bác sĩ nói tỉ lệ thành công chỉ là 50/50. Tình hình không hề khả quan nên cả nhà lúc đó chỉ biết cầu nguyện cho Nhân".
Nam ca sĩ Đại Nhân nhập viện vì đột quỵ não.
Nam ca sĩ này cũng cho biết anh là người chăm chỉ tập luyện thể thao và có chế độ ăn uống khoa học nên rất may mắn sau khi thông mạch máu não xong thì tay chân và cơ mặt đều trở lại bình thường. Nếu không, anh có thể bị liệt nửa người và phải tập vật lý trị liệu hoặc châm cứu thêm một thời gian dài nữa cũng như chưa chắc trở lại như bình thường.
Trước thông tin được chia sẻ khiến rất nhiều fans và cả các đồng nghiệp trong showbiz của Đại Nhân rất bất ngờ và lo lắng. Vì Nam ca sĩ còn trẻ, chỉ mới 32 tuổi lại mắc căn bệnh mà trước đây chỉ mắc ở người lớn tuổi.
May mắn khi anh đã sớm hồi phục sau khi được điều trị kịp thời.
Song, theo các chuyên gia tim mạch, bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Vậy đâu là yếu tố nguy cơ khiến nhiều bạn trẻ mắc phải bệnh vô cùng nguy hiểm này.
Bác sĩ Tim mạch quốc gia tiết lộ 2 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
Giáo sư Nguyễn Lân Việt - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia chia sẻ, nhiều yếu tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi)
Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp duy trì ở trên mức 115/75. Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hai đến sáu lần, kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đáng kể. Có sẵn một số thuốc giúp kiểm soát cao huyết áp.
Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ
Các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ bao gồm sự xuất hiện đột ngột và ngắt quãng của:
- Tê liệt cấp tính, ốm yếu hoặc tê cứng mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là một bên của cơ thể. Nếu bạn không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc, hoặc nếu bạn không thể cười một cách bình thường, bạn có thể đang bị đột quỵ.
- Mất thăng bằng đột ngột, chóng mặt, mất phối hợp.
- Mờ mắt hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt đột ngột, hoặc nhìn đôi.
- Lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc không hiểu các câu đơn giản. Nếu bạn không thể nhắc lại một câu đơn giản, bạn có thể đang bị đột quỵ.
- Đau đầu khu trú nghiêm trọng, không giải thích được và xuất hiện nhanh; có thể kèm theo nôn mửa.
- Đột quỵ có rất nhiều hình thái và mức độ khác nhau, có những người thấy thay chân tê, yếu, miệng méo xệch, nửa người liệt, tay chân khó vận động, bán mê hôn mê…
Đến sớm trong vòng 3 giờ đột quỵ, tỉ lệ cấp cứu thành công cao
Tai biến mạch máu não là thuật ngữ nói chung cho xuất huyết não, tắc mạch não. Hiện nay y học có rất nhiều phương pháp can thiệp các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong vòng 3 giờ từ khi xảy ra bất thường như đột quỵ sẽ được bác sĩ chụp cắt lớp để xác định vị trí tắc đến tiến hành hút các máu cục hoặc dùng thuốc tiêu sợi huyết, các ca bệnh đến sớm, các bĩ hoàn toàn có thể cấp cứu thành công người bệnh.
Đặc biệt người nhà khi thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghi đột quỵ, cần dùng máy đo huyết áp để đo cho người bệnh. Để xác định huyết áp tăng hay tụt, vì nhiều trường hợp đột quỵ tụt huyết áp. Với những người đang điều trị thuốc hỗ trợ huyết áp thì có thể cho dùng thuốc ngay lúc đó.
Cần thiết hơn, người nhà có thể gọi cấp cứu ngay, không nên mất thời gian sơ cứu tại gia đình, vì tình trạng. Với những trường hợp đột quỵ vẫn còn khả năng nhận thức, cần để người bệnh nằm nghiêng để nếu bệnh nhân có nôn thì sẽ không bị trào ngược vào trong đường thở.
Người lớn tuổi thì tỉ lệ đột quỵ sẽ nhiều hơn nhóm người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ngay cả người trẻ do mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, thận mãn tính… những bệnh này có yếu tố nguy cơ dễ phát sinh các bệnh lý tim mạch.
Chính bởi vậy, ngay từ khi còn trẻ cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, 6 tháng kiểm tra sức khỏe một lần, để sớm phát hiện triệu chứng bất thường và can thiệp để đỡ tốn kém, hiệu quả trong việc đảm bảo sức khỏe.
Đột quỵ thực sự là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể tự phòng tránh bằng lối sống lành mạnh để giúp tránh xa những hệ lụy từ bệnh lý tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng.