Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả

Ngày 26/09/2018 08:00 AM (GMT+7)

Dị ứng thời tiết có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số là do phấn hoa, không khí lạnh, bụi bẩn, ...

Đôi khi bạn hắt hơi, ho, cháy nước mũi liên tục mà không phải do cảm cúm, thì rất có thể bạn bị dị ứng thời tiết.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết xảy ra vào một mùa cụ thể, thường được gọi là sốt cỏ khô. Khoảng 8% người Mỹ gặp phải tình trạng này, theo báo cáo của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ.

Loại dị ứng này xuất hiện khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng ngoài trời, chẳng hạn như phấn hoa. Phổ biến nhất là phấn hoa được thụ tinh nhờ gió, từ cỏ dại hoặc cây cối. Các loại phấn hoa được thụ tinh nhờ côn trùng gặp khó khăn để duy trì được trong không khí suốt một thời gian dài, vậy nên chúng ít có khả năng gây ra dị ứng hơn.

Dị ứng thời tiết có cái tên sốt cỏ khô chính là vì nó thường xuất hiện vào mùa cắt cỏ. Trong lịch sử, hoạt động này diễn ra trong những tháng hè, khiến cùng một lúc có nhiều người mắc chung các triệu chứng bệnh.

Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả - 1

Dị ứng theo mùa ít gặp hơn trong mùa đông, nhưng biểu hiện viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện quanh năm. Các cây khác nhau phát ra phấn hoa tương ứng tại các thời điểm khác nhau trong năm. Tùy thuộc vào loại kích thích dị ứng và nơi bạn sinh sống, bạn có thể bị dị ứng thời tiết trong nhiều mùa liên tiếp. Bạn cũng có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như nấm mốc hoặc vật nuôi.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết trải dai từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất bao gồm:

- Hắt xì;

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;

- Chảy nước mắt và ngứa mắt;

- Ngứa cổ họng;

- Nổi mề đay;

- Lãng tai, tắc nghẽn ở tai, ...

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

- Đau đầu;

- Khó thở;

- Thở khò khè;

- Ho.

Nhiều người dị ứng với thời tiết cũng có thể bị hen suyễn. Nếu bạn vừa bị dị ứng thời tiết và hen suyễn, thì các chất gây dị ứng sẽ gây ra các cơn hen suyễn.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Dị ứng theo thời tiết xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện một chất có trong không khí, xem liệu nó vô hại hay nguy hiểm. Nó sẽ phản ứng với chất đó bằng cách giải phỏng histamine và các hóa chất khác vào máu. Những hóa chất này tạo ra các triệu chứng của một phản ứng dị ứng.

Các tác nhân gây sốt phổ biến thường thay đổi từ mùa này sang mùa khác.

Mùa xuân

Các loại thực vật là nguyên nhân chủ yếu cho các dị ứng theo mùa trong mùa xuân. Ở các vĩ độ phía Bắc, bạch dương là một trong những “tội phạm” lớn nhất do phấn hoa của nó, khiến nơi đây trở thành “ổ” của những người bị sốt cỏ khô. Những cây gây dị ứng khác ở khu vực Bắc Mỹ bao gồm tuyết tùng, alder, hạt dẻ ngựa, liễu và dương.

Mùa hè

Sốt cỏ khô có cái tên như vậy bắt nguồn từ mùa cắt cỏ - theo truyền thống là những tháng mùa hè. Thủ phạm thực sự không phải là mùa cắt cỏ, mà chính là cỏ, bao gồm các loại cỏ dại nhất định như cỏ ryegrass, cỏ timothy, ... Theo Tổ chức Suyễn và Dị ứng Mỹ, cỏ là nguyên nhân phổ biến bậc nhất cho những người bị dị ứng thời tiết.

Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả - 2

Mùa thu

Mùa thu là mùa cỏ phấn hương. Tên chi của cỏ phấn hương là Ambrosia, bao gồm hơn 40 loài trên toàn thế giới. Hầu hết trong số chứng mọc ở các vùng ôn đới của Bắc và Nam Mỹ. Chúng là những thực vật xâm lấn rất khó kiểm soát. Phấn hoa của cỏ phấn hương là một chất gây dị ứng rất phổ biến, và các triệu chứng do dị ứng loại cỏ này có thể rất nguy hiểm.

Các cây khác thả phấn hoa vào mùa thu bao gồm cây tầm ma, ngải cứu, cây me chua, rau muối và cây chuối.

Mùa đông

Vào mùa đông, hầu hết các chất gây dị ứng ngoài trời đều không hoạt động. Kết quả là, mùa đông là mùa lí tưởng cho những người bị dị ứng với thời tiết. Nhưng đồng nghĩa với đó là mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Khi bạn đã bị dị ứng thời tiết, bạn cũng có thể phản ứng tiêu cực với các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như nấm mốc, lông động vật, bụi, côn trùng, ...

Các chất gây dị ứng trong nhà thường dễ loại bỏ khỏi môi trường hơn là phấn hoa, và bạn có thể kiểm soát chúng. Dưới đâu là một số mẹo để loại bỏ những thành phần gây dị ứng trong nhà bạn:

- Giặt giũ ga, chăn, gối, ... bằng nước nóng mỗi tuần một lần;

- Sử dụng những vỏ ga, vỏ chăn gối có tác dụng chống dị ứng;

- Không sử dụng thảm và đồ nội thất bọc da;

- Không sử dụng đồ chơi nhồi bông;

- Sửa những điểm rò rỉ nước và các vấn đề về nước để giảm thiểu tình trạng nấm mốc phát triển;

- Làm sạch bề mặt đồ nội thất và dụng cụ gia đình, đề phòng vi khuẩn phát triển thành ổ;

- Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm dư thừa.

Cách chữa dị ứng thời tiết

Chẩn đoán

Dị ứng thời tiết thường dễ chẩn đoán hơn các loại dị ứng khác. Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định rong năm, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp căn bệnh này.

Bác sĩ có thể kiểm tra tai, mũi và họng để chẩn đoán.

Bạn không cần thiết phải kiểm tra dị ứng. Bởi việc điều trị cho các loại dị ứng đều giống nhau, nên không cần phân loại dị ứng.

Điều trị

Biện pháp tốt nhất để điều trị dị ứng do thời tiết là tránh xa các chất gây dị ứng. Thuốc cũng là một yếu tố có thể can thiệp.

Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Phòng tránh: Tránh xa tất cả các chất gây dị ứng theo mùa. Ví dụ, sử dụng máy điều hòa không khí với bộ lọc HEPA để làm mát phòng thay vì dùng quạt trần. Kiểm tra dự báo thời tiết thường xuyên, đề phòng những đợt “tấn công” từ phấn hoa và cố gắng ở trong nhà khi phấn hoa xuất hiện quá nhiều. Vào những thời điểm cao điểm của phấn hoa, hãy:

+ Đóng cửa sổ lại;

+ Hạn chế ra ngoài;

+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày có gió;

+ Tránh khói thuốc lá.

- Sử dụng thuốc:

+ Thuốc thông mũi;

+ Thuốc kháng histamin không kê toa (ví dụ như certirizine);

+ Thuốc kết hợp có chứa acetaminophen, diphenhydramine và phenylephrine theo toa;

+ Thuốc xị mũi steroid;

+ Tiêm phòng dị ứng;

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể:

+ Quercetin;

+ Lactobacillus acidophilus;

+ Vitamin C.

Câu hỏi thường gặp

Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Về lối sống

- Kiêng gió và những khi thay đổi thời tiết đột ngột cần ở trong nhà;

- Không ăn thực phẩm lạnh vì khiến người bệnh lưu thông máu kém hơn;

- Hạn chế ăn hải sản;

- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ...

Dị ứng thời tiết có được tắm không?

Người bện vẫn cần được tắm để vệ sinh cơ thể, đặc biệt là loại bỏ bụi bẩn và phấn hoa trên cơ thể. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề khi tắm sau đây:

- Tắm với nước ấm ở nhiệt độ 37 độ C;

- Không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm chứa nhiều hóa học khiến dị ứng nặng nề hơn;

- Nên tắm bằng các loại nước pha thảo dược, nhưng các loại lá thuốc cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng;

- Dưỡng ẩm nhẹ nhàng sau khi tắm.

Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả - 3

Phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết mỗi khi giao mùa
Dị ứng thời tiết là căn bệnh không chừa một ai dù bạn có khoẻ mạnh hay ốm yếu. Vậy bạn đã nắm rõ cách phòng ngừa và chữa trị dị ứng thời tiết chưa?
Hoàng Lan (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dị ứng