Một bước rất quan trọng khi nấu cơm đó là vo gạo, thao tác tưởng chừng rất đơn giản này nhưng nếu làm sai cách thì ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cơm và dinh dưỡng.
Phó Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Vo gạo là bước quan trọng và không thể thiếu trước khi nấu cơm, thế nhưng nếu làm sai cách, thậm chí là quá cẩn thận thì sẽ khiến lượng dinh dưỡng có trong gạo trôi xuống cống, cơm sẽ nhạt hơn.
TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, hiện nay đa số người thành thị dùng gạo bao đóng gói sẵn, còn một số vùng nông thôn thì vẫn dùng gạo tự xay xát, với một số nơi người dân có thể dùng cả gạo đóng gói, cả gạo tự xay xát. Do vậy, tùy từng nơi, từng loại gạo sẽ có cách vo sao cho hợp lý nhất.
“Tùy loại gạo sẽ có cách vo khác nhau nhưng điều bắt buộc vo gạo để loại bỏ tạp chất là vỏ trấu còn sót lại hay bụi bẩn, côn trùng… Ngoài ra, vo gạo cũng có thể làm trôi đi chất bảo quản với gạo đóng gói, như vậy sẽ an toàn hơn”, bác sĩ Từ Ngữ nói.
Theo TS.BS Từ Ngữ, mọi người nên vo gạo luôn bằng lõi nồi cơm điện và chỉ vo một lần. (Ảnh minh họa)
Đối với cách vo gạo, bác sĩ Từ Ngữ chia sẻ, ông thường xuyên ăn gạo đóng gói sẵn nên chỉ vo gạo một lần. Rất nhiều người sợ hóa chất tồn dư khi ăn loại gạo này nên vo gạo nhiều lần, chà xát thật mạnh, nhưng đây là sai lầm. Việc vo nhiều lần và mạnh tay như vậy sẽ khiến lượng cám, vitamin còn sót lại dù rất ít ỏi ở phía ngoài hạt gạo mất hết, khi đó cơm nấu lên chỉ còn chất đường bột.
Với những người ăn gạo tự xay xát, bác sĩ Ngữ khuyên nên vo gạo 2 lần nhưng không nên vo mạnh tay. Bởi gạo này lượng cám, các vitamin còn rất nhiều ở ngoài hạt gạo, nhưng cũng có thể sót nhiều vỏ trấu, tạp chất như sạn nên tốt nhất nên vo 2 lần.
“Hiện đa số các gia đình đều dùng nồi cơm điện, nên vo gạo tốt nhất nên vo luôn trong lõi nồi cơm, không nên vo bằng dụng cụ như rá tre, rá nhựa vì độ ma sát cao cũng làm hao hụt dưỡng chất bên ngoài hạt gạo”, TS Từ Ngữ tư vấn.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng cho biết, đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương pháp vo gạo, dụng cụ nấu ăn đến việc hao hụt dinh dưỡng có trong gạo và cơm.
Các chuyên gia đều khuyến cáo không nên vo gạo bằng rá và chà xát mạnh vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
Nghiên cứu được thực hiện ở 10 gia đình thuộc 6 dân tộc (Sán Chí, Sàn Dìu, Nùng, Tày, Hoa, Kinh) với 5 loại nồi xoong khác nhau (gang đúc, nhôm, nồi đồng, nồi đất, nồi cơm điện). Hàm lượng sắt, kẽm trong gạo được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả cho thấy, ngoài việc mất vitamin, khoáng chất do xay xát, thói quen vo gạo tại các gia đình hiện nay ở Việt Nam cũng làm mất một lượng đáng kể các chất như sắt, kẽm có trong gạo.
PGS Ninh lý giải, do lớp ngoài của hạt gạo tập trung rất nhiều các vitamin, chất khoáng và chất xơ, là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe nên vo gạo sai cách khiến gạo bị chà xát, hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm mất đi trung bình trong quá trình vo gạo, nấu cơm dao động 79,9 - 96,5%. Các nghiên cứu khác còn cho thấy các vitamin nhóm B cũng bị giảm tới 70 - 95% trong quá trình xay xát và vo gạo.
Về cách nhiều gia đình ở nông thôn khi vo gạo thường chà xát 2-3 lần trong rá để hạt gạo trắng, tạo ra nhiều nước vo gạo đặc, PGS Ninh cho rằng, đây là một sai lầm. "Trước đây thời bao cấp chất lượng gạo không cao, người dân phải chà xát nhiều, thậm chí cho cả muối để khử mùi hôi của gạo. Hiện nay gạo chất lượng cao hơn, không còn mùi hôi nên không cần chà sát mạnh khi vo gạo", ông nói.
PGS Ninh khuyến cáo, vo gạo đúng cách là không xát mạnh tay mà chỉ thực hiện rửa gạo, khuấy nhẹ tay rồi chắt bỏ nước. Nước gạo này dù vo nhẹ tay cũng sẽ bị mất đi một lượng chất nhất định (không nhiều), vì thế có thể tận dụng để rửa mặt, tưới cây rất tốt.
Tin liên quan
Có những thói quen lặp đi, lặp lại hàng ngày nhiều người tưởng rằng là tốt, thế nhưng xét về khía cạnh dinh dưỡng đó lại là một sai lầm cần...
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Việc vo gạo trước khi nấu cơm là thói quen gia đình nào cũng thực hiện, tuy nhiên việc đổ bỏ nước vo gạo lại là sự lãng phí rất lớn, đây...
Khi nói đến nấu ăn, mọi người đều sử dụng nước máy, nhưng thế hệ xưa của chúng ta thì khác, họ biết rằng nấu cơm với một loại nước thần kỳ...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Cà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.