Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến vì thường quên làm điều này mỗi buổi sáng

Ngày 03/08/2019 12:25 PM (GMT+7)

Cậu bé 8 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng da trên cơ thể loang lổ đốm trắng. Bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc bệnh bạch biến.

Mới đây, cậu bé 8 tuổi đến từ Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc đã được đưa đến bệnh viện để điều trị vì một vùng lớn các đốm trắng trên cơ thể. Cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh bạch biến.

Người cha của cậu bé vô cùng hối hận khi đã không chăm sóc con cẩn thận. Vì cha mẹ quá bận rộn công việc nên không thể chuẩn bị bữa sáng đầy đủ cho con. Trước khi đi làm, họ cho con tiền để mua bữa sáng. Tuy nhiên không phải ngày nào đứa trẻ cũng ăn sáng đầy đủ. Hóa ra, cậu bé đôi khi thức dậy muộn và sợ ăn sáng sẽ làm trễ học nên thường bỏ bữa. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm và cơ thể bị mắc bệnh bạch biến.

Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến vì thường quên làm điều này mỗi buổi sáng - 1

Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến do bỏ bữa sáng.

Theo các bác sĩ, thói quen sinh hoạt bất thường có thể gây suy dinh dưỡng trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của da, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Đây là lý do chính gây ra bệnh bạch biến.

Bác sĩ nhắc nhở rằng bữa sáng là điều cần thiết trong chế độ ăn uống. Nếu bạn không ăn sáng hoặc ăn không đều trong một thời gian dài sẽ gây ra những tổn hại nhất định đối với cơ thể. Mọi người dù bận rộn cũng đừng quên ăn uống đầy đủ.

Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến vì thường quên làm điều này mỗi buổi sáng - 2

Bác sĩ cảnh báo ăn uống không đầy đủ làm suy giảm miễn dịch cơ thể.

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cơ thể phát triển, dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng lâu dài của trẻ cũng có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, khiến trẻ bị bệnh. Do đó, cha mẹ phải chú ý đến ba bữa ăn mỗi ngày của trẻ và sắp xếp giờ giấc ăn uống hợp lý để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hãy chú ý đến những điểm sau trong bữa ăn của trẻ để đảm bảo trẻ đang nhận đủ chất dinh dưỡng:

Phát triển thói quen ăn uống đúng giờ

Khi trẻ còn nhỏ nên được sắp xếp bàn ghế riêng ngồi ăn và không để bất cứ điều gì khác làm gián đoạn bữa ăn. Khi trẻ lớn hơn, sắp xếp cho trẻ ăn cùng gia đình. Kể cả khi trẻ không đói cũng nên ăn đúng giờ. Một khi thói quen được hình thành, đứa trẻ biết rằng mình phải ăn khi đến bữa ăn.

Phụ huynh phải làm gương cho trẻ

Cha mẹ cũng nên chú ý đến ăn uống của chính mình. Các bậc phụ huynh cũng nên ăn đầy đủ ba bữa mỗi ngày và đúng giờ để trẻ dễ nhìn và học hỏi. 

Ăn ít đồ ăn nhẹ

Đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường và dầu, sẽ khiến con bạn cảm thấy no. Ngoài ra, có rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản trong các món ăn vặt, dinh dưỡng ít hơn nhiều so với thực phẩm mới nấu chín, cha mẹ phải kiểm soát lượng đồ ăn nhẹ của trẻ.

Cung cấp nhiều loại thực phẩm

Đa dạng hóa thực phẩm không chỉ có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng phong phú, mà nghiên cứu cho thấy rằng việc trẻ em tiếp xúc và làm quen với nhiều thực phẩm hơn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề trẻ kén ăn. 

Thay đổi phương thức nấu ăn

Tạo cho trẻ những bữa ăn hấp dẫn ở cả hương vị và vẻ ngoài hấp dẫn như trang trí cho món ăn hay sắp xếp đồ ăn thành các hình thù đáng yêu. Những món ăn như vậy sẽ khiến trẻ thích thú với việc ăn uống. Hơn nữa, khẩu vị của trẻ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Cần phải nấu thức ăn mà trẻ thích theo sự thay đổi khẩu vị của trẻ. 

Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một rối loạn về da có ảnh hưởng đến tế bào melanocytes, một tế bào có chức năng sản xuất ra sắc tố da melanin. Ở người bệnh bạch biến, các tế bào melanocytes bị phá hủy và có thể không sản xuất sắc tố. Tình trạng này làm cho da bé xuất hiện các đốm hoặc các mảng da màu trắng vì ở các vùng đó không có tế bào sản sinh sắc tố hoặc có nhưng đã ngừng hoạt động. 

Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra chứng bệnh bạch biến. Một số chuyên gia cho rằng có thể là do một rối loạn tự miễn (hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào melanocytes khỏe mạnh). Một số khác lại cho rằng có thể là do di truyền vì theo ước tính khoảng 30% số trẻ bị bạch biến có một thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.

Ngoài 2 yếu tố này, trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị bạch biến nếu mắc các bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và rụng tóc từng mảng (một bệnh tự miễn gây rụng tóc).

Chỉ riêng chuyện bữa sáng thôi: ăn sai cách là hậu quả khôn lường
Bữa ăn sáng là yếu tố quyết định đến năng lượng hoạt động trong cả ngày của bạn. Không chỉ vậy, những gì bạn nạp vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến...
Hoàng Minh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác