Người đàn ông mắc hội chứng lạ cứ nghĩ "cậu nhỏ" biến mất

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 27/08/2020 12:00 PM (GMT+7)

Tạp chí y khoa BMJ Case từng đăng tải về trường hợp của một người đàn ông mắc hội chứng mang tên Koro khiến anh nghĩ rằng “cậu nhỏ” đang thụt vào bên trong sau khi quan hệ với gái mại dâm.

Hội chứng Koro là một chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng cấp tính và dữ dội, thường xảy ra ở nam giới. Những nạn nhân tin rằng dương vật của họ bị teo nhỏ lại hoặc lo sợ nó thụt vào bụng và dẫn đến tử vong. 

Ban đầu, hội chứng này được mô tả là một chứng rối loạn đặc hiệu của nền văn hóa. Bởi hội chứng Koro được ghi nhận xảy ra thường xuyên nhất ở châu Phi, mặc dù nó cũng được biết đến rộng rãi ở châu Á. Bệnh có nhiều khả năng xuất hiện ở những người bị rối loạn tâm thần hoặc thần kinh. 

Hội chứng Koro có thể chỉ xảy ra trong chốc lát nhưng có một số trường hợp nó trở thành mãn tính hoặc tái phát liên tục, bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Tạp chí y tế BMJ Case năm 2010 đã ghi nhận 2 trường hợp mắc hội chứng Koro mãn tính hiếm thấy khi kéo dài tới 18 năm.

Ngư dân 40 tuổi sợ hãi khi "cậu nhỏ" biến mất sau khi quan hệ với "gái bán hoa"

Một ngư dân 40 tuổi ở Hy Lạp đến phòng cấp cứu với biểu hiện đau rát ở "cậu nhỏ". Anh phàn nàn rằng "cậu nhỏ" của anh đang dần co rút về phía bụng với một cảm giác căng thẳng dai dẳng. Người đàn ông cũng gặp các triệu chứng trầm cảm trong 3 tháng.

Người đàn ông mắc hội chứng lạ cứ nghĩ amp;#34;cậu nhỏamp;#34; biến mất - 1

Sau khi quan hệ với "gái bán hoa", người đàn ông bị ám ảnh về việc virus sống trong "cậu nhỏ" khiến nó ngắn lại. (Ảnh minh họa)

Người đàn ông cho rằng các triệu chứng là do một loại virus nào đó đã "sống" trong dương vật của anh trong 18 năm qua sau khi quan hệ với gái mại dâm. Trong 18 năm đó cho đến thời điểm kiểm tra, bệnh nhân cho biết anh đã bị tái phát nhiều lần với các triệu chứng kéo dài hàng tháng, khiến anh bị hạn chế khả năng lao động. Anh đã được các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu kiểm tra nhiều lần và làm xét nghiệm máu nhưng không có dấu hiệu của bệnh.

Trải qua một loạt kiểm tra như chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và xương chậu, và nội soi bàng quang nhưng các bác sĩ vẫn không thấy bất cứ biểu hiện nào như người đàn ông nói.

Bệnh nhân sau đó được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm nặng và có thể có các biểu hiện loạn thần và có các triệu chứng của hội chứng Koro. Người đàn ông sau đó được kê thuốc điều trị, tâm trạng của anh cũng dần cải thiện nhưng cảm giác khó chịu ở "cậu nhỏ" vẫn còn và niềm tin có virus trong cơ quan sinh dục vẫn không bị lay chuyển. 

Ám ảnh quá khứ bị lạm dụng tình dục dẫn tới hội chứng "cậu nhỏ" biến mất

Trong trường hợp trên, các bác sĩ khó tìm ra được nguyên nhân khởi phát nhưng với trường hợp của người đàn ông 24 tuổi dưới đây lại được biết khá rõ ràng. Một người đàn ông 24 tuổi được đưa đến bệnh viện vì có biểu hiện cáu kỉnh và ảo giác dẫn tới tấn công người nhà.

Ở tuổi 17, bệnh nhân bắt đầu tránh xa bạn bè, thậm chí là gia đình ruột thịt và ban đầu được chẩn đoán là trầm cảm. Tuy nhiên, trong vòng một năm, anh đã bộc lộ tính cáu kỉnh và có những suy nghĩ kỳ quặc như tưởng hàng xóm nhìn trộm qua cửa sổ khi anh đang "tự sướng".

Cuối cùng, chàng trai trẻ đã nhờ bố mẹ giúp đỡ vì thường xuyên nghe thấy những giọng nói chế nhạo cậu là đồng tính hoặc ra lệnh cho cậu. Chàng trai sau đó đã được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng và trước khi nhập viện, anh ta đã được điều trị ngoại trú với risperidone. 

Người đàn ông mắc hội chứng lạ cứ nghĩ amp;#34;cậu nhỏamp;#34; biến mất - 2

Quá khứ bị tấn công tình dục đã khiến chàng trai 17 tuổi bị mơ hồ về giới tính và có cảm giác như "cậu nhỏ" chui vào bụng. (Ảnh minh họa)

Ngoài các triệu chứng nói trên, bệnh nhân lần đầu tiên cho biết có cảm giác "cậu nhỏ" thụt vào bụng và sợ rằng nó sẽ mất đi. Sau đó anh sẽ điên cuồng tìm kiếm "cậu nhỏ" và "tự sướng" để giải tỏa lo lắng. 

Điều tra bệnh sử của bệnh nhân đã phát hiện ra anh từng bị một người anh họ tấn công tình dục khi 17 tuổi. Vụ việc đã khiến bệnh nhân cảm thấy tội lỗi và khiến anh có lập trường mơ hồ về giới tính và tình dục. Bệnh nhân sau đó đã được kê thuốc olanzapine uống mỗi ngày và được điều trị theo liệu pháp tâm lý hỗ trợ. 

Liệu pháp tâm lý hướng tới việc giảm bớt cảm giác tội lỗi, “bình thường hóa” những ý tưởng hoang mang và vận động để thích ứng với xã hội tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, ảo giác thính giác bớt dần, các triệu chứng giống như Koro đã giảm đi trong vòng 3 tuần đầu điều trị.

Hội chứng Koro là gì?

Mặc dù hội chứng Koro là một tình trạng hiếm gặp, nhưng ngày càng có nhiều ca bệnh được báo cáo ở những người da trắng sống ở phương Tây. Cơ chế bệnh sinh của tình trạng này chưa được hiểu rõ. Các trường hợp lẻ tẻ có liên quan đến bệnh tâm thần hữu cơ và các tình trạng tâm thần như tâm thần phân liệt. 

Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 300 TCN, hội chứng Koro được liệt vào một trong những hội chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và châu Phi. Đó là nỗi sợ ám ảnh rằng bộ phận sinh dục đang co lại, hoặc rút vào trong cơ thể, và khi chúng biến mất, bạn sẽ mất mạng.

Người ta cho rằng thuật ngữ "Koro" xuất phát từ tiếng Mã Lai, và ám chỉ đầu rùa khi nó rút vào trong vỏ. Hội chứng này không chỉ xảy ra với nam giới mà ngay cả phụ nữ cũng có thể mắc với cảm giác ngực hay “cô bé” hoàn toàn biến mất hoặc tụt vào trong.

Người đàn ông mắc hội chứng lạ cứ nghĩ amp;#34;cậu nhỏamp;#34; biến mất - 3

Một số nơi ở Châu Phi vì lo sợ "cậu nhỏ" biến mất hoặc bị ăn cắp nên dùng đồ bảo vệ.

Các nạn nhân mắc hội chứng Koro thường tin rằng chỉ cần chạm hoặc đụng vào cơ thể của một người lạ mặt có thể khiến họ “bị mất cậu nhỏ”, tương tự như cách một tên móc túi trộm mất cái ví của bạn. Mặc dù hội chứng này không gây ra bất cứ vụ thiệt mạng nào nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống và phát sinh nhưng hành động có thể gây tổn hại sức khỏe như tìm cách đễ giữ chặt “cậu nhỏ”. Điển hình là trường hợp một người đàn ông suốt 15 năm đã buộc một sợi dây vào “cậu nhỏ” và móc sợi dây vào giường mỗi khi đi ngủ vì sợ bị lấy cắp.

các nhà khoa học vẫn tin rằng nguyên nhân của hội chứng bệnh kỳ lạ này phần nhiều là do những chấn động tâm lý có liên quan tới bộ phận sinh dục dẫn tới liệt dương, sau đó là mất cảm giác và mắc phải Koro. 

Các nghiên cứu lưu ý rằng triệu chứng chính và gây hại nhất của hội chứng Koro là sự sợ hãi. Đó là nỗi sợ khiến mọi người phải suy nghĩ về nó, nỗi sợ có thể làm sai lệch quan điểm của họ về bộ phận sinh dục của chính mình và khiến họ phải thực hiện các biện pháp cực đoan để "rút dương vật ra" khỏi cơ thể, có thể gây thương tích và tử vong. 

Việc điều trị hội chứng Koro và các triệu chứng giống Koro phụ thuộc vào căn nguyên của nó. Phương pháp điều trị thông thường là dùng thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống loạn thần, để giúp người bệnh trấn tĩnh tinh thần.

“Nạn nhân của nỗi khiếp sợ teo nhỏ cơ quan sinh dục thường hồi phục trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi được thuyết phục rằng bệnh của họ đã hết hoặc chưa từng tồn tại. Hầu hết trong số học rõ ràng cũng không bị bất kỳ vấn đề tâm lý tình dục nào”, nhà nhân chủng học Robert Bartholomew và cộng sự viết trong cuốn sách “Hoaxes, Myths, and Mania: Why We Need Critical Thinking”.

Người đàn ông có cậu nhỏ lẫn tử cung gây xôn xao thế giới 8 năm trước giờ ra sao?
Năm 2012, câu chuyện về một người đàn ông cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ đã khiến nhiều người bất ngờ.
HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ BMJ Case)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh lạ