Cây an xoa: Đặc điểm, tác dụng và cách trồng

Ngày 22/04/2019 16:30 PM (GMT+7)

Cây an xoa có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tác dụng cây an xoa được chứng minh trên bệnh nhân mắc bệnh về gan và bệnh khác. Cây mọc hoang dã, sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường.

Cây an xoa là gì?

Cây an xoa: Đặc điểm, tác dụng và cách trồng - 1

Một số tên gọi khác của cây an xoa là dó lông, thâu kén lông, tổ kén cái.

Cây an xoa được phát hiện mọc nhiều ở các vùng đồi núi các nước như Camphuchia, Lào và Việt Nam. Riêng trong nước, loại cây này xuất hiện phổ biến ở Bình Phước, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi Phía Bắc là Hòa Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ…

Cây an xoa là cây gỗ nhỏ, mọc thành từng cụm nhỏ, có chiều cao khoảng 1,5m. Đây là loài cây sống lâu năm, được thu hái quanh năm ở các mùa, nhiều nhất là vào thời điểm tháng 5-11 hàng năm.

Người ta chặt cả cây và lá băm nhỏ cành rồi tuốt lá phơi khô (phơi riêng lá và thân sau đó trộn đều cả thân và lá cây) đóng bao nilon bảo quản sử dụng dần.

Tác dụng của cây an xoa với sức khỏe

Điều trị các bệnh về gan: Cây an xoa được xem như loài dược liệu có công dụng trong việc điều trị các chứng bệnh về gan. Cây an xoa có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư gan, giúp bạn bảo vệ tế bào gan, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Loại cây này còn ngăn ngừa hiện tượng tích tụ mỡ trong gan, nhờ uống nước cây an xoa mà bạn có thể bài tiết, thải độc gan ra bên ngoài hỗ trợ bệnh di căn ung thư gan. Các bệnh như viêm gan B, C, ung thư gan, xơ gan, men gan cao… cây an xoa có những tác dụng nhất định.

Trị viêm đại tràng mãn tính: Lợi ích sức khỏe của cây an xoa còn được thể hiện qua chất flavonoid có tác dụng phục hồi niêm mạc đại tràng do tổn thương lâu ngày, giúp cân bằng lại hệ thống đường ruột và chức năng tiêu hóa cho cơ thể.

An thần, tạo giấc ngủ ngon: Sử dụng cây an xoa dưới hình thức thuốc sắc uống hoặc trà hàng ngày có tác dụng tạo giấc ngủ ngon cho những ai thiếu ngủ, giấc ngủ chập chờn.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Người đi tiểu vàng, kém ăn, da nhợt nhạt, mệt mỏi xuất hiện mụn nhọt ở mặt, lưng có thể uống cây an xoa sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thaỉ bỏ các độc tố, làm giảm bớt tình trạng như trên.

Cây an xoa: Đặc điểm, tác dụng và cách trồng - 2

Cây an xoa chữa bệnh gan hiệu quả

Một số tác hại cây an xoa khi sử dụng

Không phải là dược liệu bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, cây an xoa có thể gây nên những tác dụng không mong muốn khiến cơ thể bệnh nhân cảm thấy khó chịu, thậm chí nguy hiểm. Khuyến cáo dành cho bạn là không được tự ý sử dụng loại cây này ở bất kể dạng nào mà cần được bác sĩ tư vấn, kê đơn.

Gây cồn ruột: Trong quá trình sử dụng cây an xoa nhiều người sẽ cảm giác khó chịu cồn ruột. Đây là một biểu hiện phổ biến ở nhiều người dùng loại thảo dược này. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm bởi đây là cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, một phản ứng của cơ thể trước việc sử dụng loại thuốc này mà thôi.

Ngứa rát cổ họng: Nếu dùng an xoa không thực hiện theo cách sao vàng hạ thổ bạn sẽ bị ngứa dát cổ họng, khó chịu từ lông của cây an xoa còn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện thao tác sao vàng hạ thổ để điều hòa âm dương, phát huy công dụng, loại bỏ phần lông.

Cách trồng và chăm sóc cây an xoa

Vốn là cây mọc hoang dại trước khi được phát hiện để làm dược liệu, cây an xoa có sức sống khá mạnh mẽ. Cây có thể mọc và sinh trưởng trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi. Do đó, phương pháp chăm sóc cây cũng không hề khó khăn.

Chuẩn bị đất trồng: Dù dễ phát triển song việc chọn khu đất, tính chất đất để trồng cây an xoa bạn cũng cần chú ý để cây nhanh chóng lớn lên, tránh bị sâu bệnh. Khâu xới đất cho tơi xốp cực kỳ quan trọng giúp đất có nhiều oxy. Khi làm đất xốp hơn, bạn có thể thêm  phân trấu, xác dừa… Cần gieo hạt an xoa ở những khu đất nhiều bóng râm.

Chăm sóc: Không cần quá cầu kỳ khi bạn chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất trồng sau khi gieo cây an xoa. Bạn có thể tưới nước 1 lần /ngày. Khi cây đã phát triển có thể thưa hơn. Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy bón thêm phân hữu cơ để cây an xoa sinh trưởng tốt.

Tác dụng của nấm linh chi khiến người người ưa chuộng
Sử dụng nấm linh chi trong đời sống hàng ngày giúp bạn nâng cao được thể trạng. Thành phần dinh dưỡng cùng các chất làm nên tác dụng của nấm linh chi,...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe