Cây xưa mọc dại nay thành đặc sản được săn lùng, tiên dược nhưng dễ gây độc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/10/2023 14:00 PM (GMT+7)

Đây là loại rau có nhiều ở các vùng đồi núi ẩm ướt và được ưa chuộng dùng làm rau ăn. Tuy nhiên, khi ăn cũng cần lưu ý để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Loại rau được nhắc đến trên chính là cây dương xỉ, chúng thường mọc nhiều ở vùng đồi núi, nơi ẩm ướt và phần ăn được là các mầm non chưa phát triển thành lá.

Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội, cho biết cây dương xỉ ngoài dùng làm rau ăn còn là vị thuốc trong đông y. Theo đó, cây này có vị ngọt đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, hóa đàm, có thể làm được thảo dược trị cảm, ho, viêm họng, chống đau lưng, suy yếu khí huyết, giúp cầm máu, chữa phong hàn thấp...

Ngoài ra, dương xỉ còn là thực phẩm giàu protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và vitamin, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong dương xỉ còn có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng nên dương xỉ để điều trị cắt cơn sốt, bệnh eczema, lở loét.

Cây xưa mọc dại nay thành đặc sản được săn lùng, tiên dược nhưng dễ gây độc - 1

Rau dương xỉ hiện được nhiều săn lùng vì là rau đặc sản, không dễ gì mua được. Ảnh minh họa. 

Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, nhiều người còn dùng dương xỉ như một loại cây cảnh để bàn, vì chúng được ví như một chiếc “máy lọc không khí”, có thể lọc được các chất hại như xylen, toluene, Aldehyde formic. Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cây này còn có khả năng giảm bức xạ từ wifi, máy tính hoặc máy in.

“Thực tế, cây này thường mọc ở vùng ẩm thấp và chúng có khả năng hấp thụ asen trong đất, giúp làm sạch nguồn nước trước các chất gây ô nhiễm”, lương y Bùi Đắc Sáng cho hay.

Chính những tác dụng tuyệt với với môi trường nên ông Sáng lưu ý, mọi người khi ăn dương sỉ cần lựa chọn kỹ lưỡng, chế biến cẩn thận để không gây hại cho sức khỏe. Theo đó, phải lựa chọn loại rau này ở những nơi có không khí trong lành, tránh nguồn ô nhiễm, nhất là khu vực có nguồn phóng xạ, ô nhiễm không khí nặng nề. Bởi khi đó, dương xỉ sẽ hấp thu chất độc, giúp lọc không khí sạch hơn và con người ăn phải ít nhiều cũng bị nhiễm các chất độc hại tích tụ trong rau.

Nếu không biết cách lựa chọn, rau dương xỉ dễ bị nhiễm chất độc do trước đó chúng lọc trong không khí. Ảnh minh họa.

Nếu không biết cách lựa chọn, rau dương xỉ dễ bị nhiễm chất độc do trước đó chúng lọc trong không khí. Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, khi chế biến cần nhặt sạch vỏ bên ngoài, không ăn rau khi còn sống, cần phải nấu chín thật kỹ trước khi ăn. Đồng thời không nên ăn quá nhiều và liên tục loại rau này vì dễ gây tác dụng phụ nhữ sinh lý giảm, chướng bụng, ngạt mũi…

Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo từ dương xỉ được lương y Bùi Đắc Sáng tư vấn:

- Chữa mỏi gối, đau lưng, bạch đới, tiểu són do thận hư: Cẩu tích 20g (dương xỉ), Thục địa 12g, Khiếm thực 8g, Ô dược 8g, Thỏ ty tử (dây tơ hồng) 10g, Đỗ trọng 10, Kim anh tử 8g. Sắc với 750ml nước, để lửa nhỏ đun cho đến khi cạn còn 200ml thì được. Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Chữa các căn bệnh như bạch biến, lang ben: Lá dương xỉ rửa sạch, đem phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột, trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với da). Thường xuyên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày.

- Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn: Cẩu tích 20g, rễ cỏ xước 12g, ý dĩ nhân 16g, mộc qua 8g. Sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc làm 2 lần uống trước bữa ăn.

- Chữa khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích 20g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, cốt toái bổ 12g, tục đoạn 12g, tang ký sinh 12g, bạch chỉ 6g, độc hoạt 10g. Sắc với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia ra 2 lần uống vào trước bữa ăn.

Loại rau xưa chỉ dành cho vua chúa, nay có bạt ngàn để cả năm không hỏng nhưng người Việt ít ai ăn
Loại rau này xưa kia chỉ để cống nạp cho vua chúa, vì thế nó cũng được gọi với cái tên là rau tiến Vua. Đây là loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng,...

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm