Bia là loại đồ uống mát lạnh nhiều người thích, tuy nhiên có một số thực phẩm tuyệt đối đừng dại ăn khi uống bia vì sẽ gây tổn hại tới sức khỏe.
Trời mùa hè nóng bức, nhiều người rất thích uống các loại đồ uống mát lạnh mà điển hình chính là bia. Trong các quán nhậu hay ngay cả trong bữa cơm gia đình, nhiều người thích mua bia uống và ăn kèm với các món như đậu nành luộc, lạc rang,…
Mặc dù sự kết hợp này tuy hấp dẫn nhưng với những người có nồng độc acid uric trong cơ thể cao thì việc ăn đậu nành luộc và uống bia có thể là một “quả bom nổ chậm.”
Sáng ngày 26/6, một ông cụ 70 tuổi ở Nam Kinh đã tới Khoa Miễn dịch thấp khớp trong tình trạng các khớp ngón tay, khuỷu tay và ngón chân đều bị biến dạng nghiêm trọng. Nó không chỉ khiến cho ông cụ bị đau nhức mà thậm chí còn gặp nhiều khó khăn khi đi lại hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ Trương cho biết bệnh nhân này đã bị đau khớp suốt 10 năm, từng có tiền sửa mắc bệnh gút nhưng đến bây giờ tình trạng mới nghiêm trọng hơn. Sau khi tìm hiểu về thói quen, lối sống, bác sĩ xác định nguyên nhân đến từ thói quen uống rượu bia và ăn đậu nành luộc khiến lượng acid uric trong cơ thể tăng cao.
Sau nhiều năm, mới dẫn đến hậu quả như hiện tại là bị mắc bệnh gút, các khớp ngón tay, chân bị xói mòn, biến dạng và có nguy cơ phải cắt bỏ.
Tại sao ăn đậu nành và uống bia lại bị bệnh gút?
Vào mùa hè, mọi người thường thích ăn các loại đậu. Tuy nhiên, đậu nành là một trong những loại rau có chứa hàm lượng acid uric và purine tương đối cao. Tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn tới bệnh gút. Đặc biệt với những người có tiền sử từng mắc bệnh gút như ông cụ ở trên. Nếu kết hợp với uống rượu bia thì tình hình sẽ càng tệ hơn.
Một sai lầm nữa với những bệnh nhân mắc bệnh gút đó là chỉ dùng thuốc khi gặp vấn đề và không chú ý tới chế độ ăn uống.
Bệnh gút thường xảy ra với nam giới trung niên từ 40 - 50 tuổi. Ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... cũng có nguy cơ cao bị bệnh gút. Ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
Triệu chứng của bệnh gút gồm:
- Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
- Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
- Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
- Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.
6 lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh gút
Ăn ít thực phẩm fructose: Ăn ít trái cây ngọt vì sự gia tăng của fructose trong máu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng hàm lượng acid uric trong máu và nước tiểu.
Ăn ít gia vị: Hạn chế bỏ các gia vị cay như tiêu, ớt… vào thức ăn vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ, làm tái phát gút cấp tính.
Tránh xa cà phê, trà: Đồ uống như trà và cà phê không tăng purine, nhưng chúng có tác dụng kích thích thần kinh tự chủ và làm bệnh gút trầm trọng hơn, có thể gây ra cơn gút cấp tính.
Không uống rượu, bia: Rượu, bia sẽ thúc đẩy sự hấp thụ purine, ngay cả khi không có purine trong rượu vang đỏ và rượu vang trắng, nó sẽ làm tăng bệnh gút.
Hạn chế ăn các loại đậu và thực phẩm làm từ đậu: nhiều đậu là thực phẩm purine cao, chẳng hạn như đậu nành, đậu lăng và đậu khô khác.
Ăn ít thịt và cá: Thịt và một số loại cá như cá mòi, cá cơm, mực, tôm,... không thích hợp cho người bị bệnh gout.