Trên mông của Tiểu Đông có cục mụn nặn ra mủ, vừa sưng vừa đau, bất luận là bôi bao nhiêu thuốc mỡ cũng không khỏi, cuối cùng phải cắt bỏ, khoét đi một cục thịt lớn…
Bắt đầu từ đầu năm ngoái, Tiểu Đông, 22 tuổi thường cảm thấy đau ở vùng lõm phía bên trái mông, dùng tay sờ, có cục mụn nhỏ cứng, ban đầu cho rằng đó là vì nóng dẫn đến phát mụn, nên Tiểu Đông cũng không quan tâm nhiều.
Không ngờ vài ngày trôi qua, “mụn” không những không tiêu giảm, ngược lại ngày một tăng lên, kích thước tương tự như hạt đậu xanh, chạm vào cảm giác nóng rát, Tiểu Đông cắn răng chịu đau để nặn “mụn”, khiến mủ đục chảy ra ngoài, còn kèm theo cả máu. Sau khi nặn mụn, Tiểu Đông nghĩ rằng mọi việc sẽ ổn, không ngờ vài ngày sau “mụn” lại mọc lên…
Do “trọng tải” của Tiểu Đông tương đối lớn, có vài lần ngồi xuống, vừa đúng lúc ngồi ép phải mụn, mụn trực tiếp bị vỡ, vừa đau vừa khó chịu khiến cậu không dám ngồi. Mặc dù khá xấu hổ nhưng Tiểu Đông vẫn quyết định đến bệnh viện địa phương để khám, bác sĩ chẩn đoán cậu bị viêm nang lông, kê một loại thuốc mỡ để bôi. Sau khi bôi thuốc mỡ, mụn dần dần xẹp xuống, nhưng không ngờ chỉ được mấy ngày mụn như được hồi sinh và lại chảy mủ.
Vì vị trí mọc mụn ở nơi “bí mật” nên Tiểu Đồng không nói cho bất kỳ ai, chỉ có thể tự mình chịu đựng, mỗi lần tái phát lại tự mua thuốc mỡ bôi, mặc dù dùng khá nhiều hộp thuốc nhưng đối với mụn ở vị trí này không có tác dụng, cuối cùng Tiểu Đông đã đến Khoa Đại tràng của Bệnh viện thứ 2 Đại học Chiết Giang để khám.
Tiểu Đông đến viện khám, kết quả anh bị bệnh xoang lông
Tại phòng khám, cơ thể to lớn của Tiểu Đông thu hút nhiều sự chú ý. Anh cao hơn 1m7, cơ thể nặng 125kg. Gặp bác sĩ, Tiểu Đông rất tủi thân, anh nói, một năm nay, bản thân anh luôn phát điên vì chiếc “mụn”. Sau khi khám, bác sĩ Đặng Quân cho biết: “Da vùng lõm ở mông của anh ta có một cục u đã bị vỡ, có 2 lỗ nhỏ trên bề mặt, khi ấn xuống sẽ chảy mủ, do tình trạng chảy mủ lặp đi lặp lại gây viêm, chỗ vỡ đã hình thành xoang, độ sâu có đường kính khoảng 5cm. Muốn giải quyết vấn đề cần phải phẫu thuật để loại bỏ tổn thương”.
Sau khi thực hiện điều trị chống viêm, bác sĩ Đặng Quân đã phẫu thuật cho Tiểu Đông và loại bỏ hoàn toàn xoang lông. Bởi vì phạm vi của nhiễm trụng rộng và sâu, mông của Tiểu Đông được lấy lên một miếng thịt lớn, và phát hiện một sợi lông trong vết thương bị cắt.
Bệnh xoang lông là gì?
Theo bác sĩ Đặng Quân: Gọi là bệnh xoang lông (Pilonidal disease, Manladie pilonidale) vì trong xoang có lông, còn được gọi là nang lông hay nang cùng cụt vì nằm ở vùng xương cùng xương cụt. Bệnh khởi phát từ một khoang giả nang phát triển trong mô tế bào dưới da của vùng cụt, rồi hình thành một u hạt, có nhiễm trùng ít hay nhiều ở chung quanh các sợi lông. Bệnh thường gặp ở nam hơn là nữ, và thường từ khoảng tuổi dậy thì đến tuổi 40. Bệnh cũng thường gặp ở những người béo phì, có nhiều lông dày và cứng.
Triệu chứng của bệnh xoang lông?
Các triệu chứng thường xuất hiện theo các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường hay gặp là:
- Xuất hiện những lỗ nhỏ ở kẽ mông
- Xuất hiện khối sưng đau
- Rò dịch từ vùng bị nhiễm trùng (dịch trắng, đục, hoặc trong hoặc dịch máu hồng)
- Nếu bị nhiễm trùng, vùng này trở nên đỏ, đau tức và có thể chảy mủ thối
- Nếu bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện sốt, buồn nôn, mệt mỏi
Những người béo phì, cơ thể nhiều lông dễ mắc bệnh xoang lông
Bác sĩ Đặng Quân nói: “Cho đến nay, những bệnh nhân bị xoang lông mà tôi tiếp nhận điều trị, họ đều có mối tương đồng về thói quen sống, ví dụ như thích thức ăn chiên, thích uống đồ uống có ga, thường xuyên thức khuya, không thích thể thao, ngồi nhiều. Tất cả những thói quen xấu này làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh xoang lông”.
Do đó, bác sĩ Đặng Quân nhắc nhở, những người trẻ tuổi nên phát triển thói quen tốt, chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường tập thể dục, ngăn ngừa béo phì. Những người có nhiều lông chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên tẩy lông để tránh lông dính vào da. Nếu một khi xuất hiện "mụn nhỏ" ở rãnh mông không nên tự nặn nó bằng tay, cần phải đến bệnh viện để được khám và điều trị chính xác bệnh.