Nhiều người thường xuyên gặp tình trạng mụn bọc dưới mông, dưới nách, ở bên trong đùi,... thì nên cẩn thận với loại bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
Tiểu Cao, 27 tuổi đến từ Cao Hùng (Trung Quốc) bắt đầu từ thời trung học phần dưới nách và phần mông thường xuyên xuất hiện mụn bọc, mỗi khi ngồi xuống, mụn vỡ và chảy mủ. 10 năm nay, Tiểu Cao đều dùng giấy vệ sinh dày đặt trong quần lót để phòng ngừa chảy mủ, cậu cũng không dám kết giao với bạn gái hoặc là đi bơi.
Bởi vì Tiểu Cao cảm thấy xấu hổ nên tự mua thuốc điều trị, không dám đến bệnh viện khám, tuy nhiên tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Cuối cùng, Tiểu Cao cũng quyết định đến Bệnh viện Trường Canh, Cao Hùng để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết cậu bị bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
Tiểu Cao mắc bệnh viêm tuyến mồ hô mưng mủ.
Bác sĩ Tằng Hàm Kỳ, thuộc Khoa Da liễu của Bệnh viện Trường Canh, người điều trị chính cho Tiểu Cao cho biết: “Ban đầu bệnh nhân này nghĩ rằng mụn bọc ở phần mông chỉ là mụn trứng cá, tự mua thuốc điều trị không có cải thiện. Chỉ đến khi ở dưới nách, bên trong đùi, đều xuất hiện mụn bọc, bệnh nhân đau đớn không có cách nào cải thiện mới đến Bệnh viện Trường Canh để điều trị”.
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là bệnh mãn tính gây tích tụ mủ và để lại các vết thương trên da. Mặc dù bệnh đậu mùa và viêm tuyến mồ hôi mưng mủ đều là bệnh nang lông, nhưng trước tiên người bệnh nhiều lần bị viêm, sau đó sẽ bị nhiễm các vi khuẩn từ bên ngoài, nếu bệnh không được điều trị sẽ tái phát nhiều lần, ngoài việc lưu lại những vết sẹo trên da, dưới da còn xuất hiện áp xe khu vực rộng hoặc mô hoại tử, may mắn thông qua tiêm thuốc miễn dịch bảo vệ sức khỏe, bệnh tình của Tiểu Cao đã cải thiện một cách hiệu quả.
Dấu hiệu bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là xuất hiện mụn bọc ở vùng dưới nách, mông,...
Trên thực tế, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ thường gặp ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, thông thường xuất hiện ở tuyến mồ hôi lớn, thứ nhất là ở vùng dưới nách, tiếp theo đến vùng háng, bộ phận sinh dục và xung quanh vùng hậu môn, phần mông, dưới vú,… Vì là ở vị trí ẩn, nên đa số bệnh nhân tự mình mua thuốc để điều trị và ngại không đến bệnh viện, nhưng nếu thời gian dài không điều trị đúng, nghiêm trọng nhất có thể biến chứng thành viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Liêu Di Hoa, bác sĩ nổi tiếng về da liệu của Bệnh viện đại học Quốc gia Đài Loan trong một cuộc phỏng vấn với ETtoday News cho biết, nguyên nhân của viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là không rõ ràng. Tỷ lệ người mắc ở Đài Loan là khoảng 0,05%. Phụ nữ có khả năng mắc bệnh này cao gấp ba lần so với nam giới, có thể do di truyền hoặc nội tiết tố. Hút thuốc và béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh, vì béo phì có thể dẫn đến nhiều nếp nhăn và tăng ma sát da, làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, nếu bạn mặc quần bó sát, nó có khả năng gây viêm.
Bác sĩ Liêu Di Hoa cũng nhắc nhở, ngoài những lý do có thể nêu trên, thức ăn cay cũng sẽ làm tăng tỷ lệ viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc quá nhiều với môi trường nóng ẩm.
Phòng ngừa viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
Kiểm tra sức khỏe: Duy trì một trọng lượng cơ thể ổn định, tránh thừa cân béo phì, bỏ thuốc nếu bạn mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
Giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể tự làm sạch các vùng bị ảnh hưởng hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc chất tẩy rửa.
Chú ý đảm bảo duy trì và cân bằng độ ẩm trên da, đừng để vùng da ở gần bị quá khô hoặc quá ướt.
Điều chỉnh cách ăn mặc: Quần áo rộng có thể giúp kiềm chế cơn đau đớn từ việc da bị cọ xát bởi mặc quần áo quá chật,
Bệnh viêm tuyến mồ hôi mưng mủ liên quan đến trầm cảm, người bệnh cần nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, và các bác sĩ chuyên khoa giỏi là những yếu tố quan trọng để điều trị bệnh.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, stress.
Khi bạn phát hiện bạn đã bị bệnh nấm da thì bạn nên đến bác sĩ khám chữa bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn, có hướng điều trị bệnh cũng như kê toa thuốc cho bạn uống nhanh hết bệnh.