Một phụ nữ ở miền Nam nước Úc đã tử vong vì căn bệnh viêm gan A, được cho là liên quan đến việc ăn lựu đông lạnh.
Người phụ nữ 64 tuổi này là một trong hai người ở phía Nam nước Úc mắc bệnh viêm gan A sau khi ăn sản phẩm lựu đông lạnh Creative Gourmet trọng lượng 180g của công ty Entyce Food Ingredients – được thu hồi vào hồi tháng Tư.
Giám đốc y tế của South Australia Health kiêm Giám đốc Y tế Công cộng, giáo sư Paddy Phillips, chia sẻ: “Đây là một trường hợp hiếm hoi và bi kịch, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân.”
Người phụ nữ sau khi ăn lựu đông lạnh đã tử vong.
Giáo sư Phillips cũng nói thêm:
“Đa số những người nhiễm viêm gan A đều có khả năng phục hồi hoàn toàn, và cái chết của người phụ nữ này là cái chết duy nhất liên quan đến sản phẩm bị thu hồi trên toàn quốc, cho đến nay.
Thời gian ủ bệnh viêm gan A thường kéo dài từ 15 đến 50 ngày, vì vậy chúng tôi không lường trước được hậu quả của loại thực phẩm này dù đã thu hồi được 2 tháng.
Chúng tôi luôn cố gắng thu hồi bằng hết các sản phẩm kém chất lượng, nhưng nếu những sản phẩm này vẫn có mặt trong tủ lạnh nhà bạn, hãy vứt bỏ chúng đi trước khi lũ trẻ ăn phải.
Ngoài sản phẩm lựu đông lạnh Creative Gourmet của công ty Entyce Food Ingredients ra thì các sản phẩm lựu tươi và lựu đông lạnh của Úc hoàn toàn an toàn và không bị ảnh hưởng.”
Vào ngày 7 tháng 4, South Australia Health đã đưa ra cảnh báo cho công chúng sau khi chủ sở hữu Creative Gourmet – công ty Entyce Food Ingredients – bắt đầu thu hồi sản phẩm lựu đông lạnh này vì nghi ngờ liên quan đến vụ bùng phát viêm gan A ở miền Nam xứ Wales.
Đã có 24 trường hợp mắc viêm gan A liên quan đến sản phẩm bị thu hồi cấp quốc gia, bao gồm cả 2 trường hợp ở Nam Úc.
Tại sao ăn lưu đông lạnh lại bị viêm gan A
Lý do khiến cho những quả lựu là nguyên nhân gây viêm gan A có thể bắt nguồn từ nơi sản sản xuất do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, hay nhiễm bẩn trong quá trình làm sạch hoặc được xử lý bởi những người mắc viêm gan A và không rửa tay trước khi đóng gói sản phẩm.
Thực phẩm đông lạnh vốn chỉ có thể ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn nếu chúng đã tồn tại sẵn trên thức ăn. Vì thế khi sản phẩm được đem sử dụng, dùng trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn hoàn toàn có thể phát triển.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan A bao gồm buồn nôn, nôn, sốt, vàng da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt, nhiễm trùng có thể kéo dài từ 15 đến 50 ngày để phát triển. Nếu có các triệu chứng trên thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Những bệnh dễ lây qua đường ăn uống cần phòng ngừa
1. Viêm gan A
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), ít khi lây qua đường máu vì thực tế có rất ít virus viêm gan A tồn tại ở trong máu.
Con đường lây viêm gan A gồm:
- Qua thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, có mang virus viêm gan A.
- Dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân (khăn tắm, bàn chải,...), ăn chung thức ăn với người mắc bệnh viêm gan A.
- Viêm gan A cũng có thể cũng lây lan qua đường tình dục nếu tiếp xúc với vùng hậu môn của bất kỳ ai bị bệnh.
Bệnh viêm gan A thường lây truyền theo đường "phân-miệng". Tức là nếu một người nhiễm virus không rửa tay sau khi đi vệ sinh lại bốc thức ăn cho bạn sẽ rất dễ lây truyền bệnh. Bạn cũng có thể nhiễm virus do uống phải nguồn nước nhiễm bẩn, ăn sống các loại động vật có vỏ (sò, cua, tôm...) từ nguồn nước không đảm bảo, hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh - cho dù người đó không có triệu chứng.
2. Bệnh về dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày – tá tràng, trong đó có ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy HP có nhiều trong mảng cao răng, nước bọt, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP là do thói quen ăn uống “chung đụng”.
Việt Nam và một số quốc gia châu Á có thói quen dùng chung đĩa thức ăn, bát nước mắm và dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Tuy nhiên chính điều này lại vô tình lan truyền vi rút HP xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất.
Cách phòng các bệnh lây qua đường ăn uống
- Vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh;
- Không dùng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân;
- Hạn chế ăn uống chung đụng;
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến sạch sẽ, nấu chín uống sôi.