Chồng đưa vợ vào viện tâm thần, chăm như em bé sau những ngày Hà Nội giãn cách

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/10/2021 19:40 PM (GMT+7)

Con cái không có việc làm, cháu không đi học ở nhà nghịch ngợm... bà thì lo nghĩ, mất ngủ, dễ kích động, ông mỗi ngày theo sát, chăm chút cho vợ.

Sau khi Hà Nội nới lỏng một số biện pháp phòng dịch, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương tăng lên rõ rệt. Mỗi bệnh nhân có một hoàn cảnh, nguyên nhân phải vào viện khác nhau, nhưng đa số đều bị tác động bởi dịch bệnh.

Chồng chăm vợ như em bé vì ảnh hưởng dịch bệnh

Hơn 10h sáng, tại tầng 1, khoa Khám bệnh, số bệnh nhân ngồi chờ khám khá đông, mọi người tuân thủ nghiêm việc giãn cách, phòng chống dịch. Trong lúc chờ hướng dẫn, bỗng một người phụ nữ trung tuổi hét toáng lên, thu hút sự chú ý của mọi người: “Tôi có làm sao đâu, sao lại cho tôi vào đây. Cho tôi về nhà”. Người chồng đi bên cạnh phải cố giữ lại, tránh để vợ chạy ra ngoài cổng viện.

Nhiều người đến viện khám tâm thần sau khi nới lỏng giãn cách, có người còn chống đối khi được đưa tới viện.

Nhiều người đến viện khám tâm thần sau khi nới lỏng giãn cách, có người còn chống đối khi được đưa tới viện.

Ở một góc khác, cặp vợ chồng đứng tuổi, đầu đã hai thứ tóc đang ngồi tâm sự với nhau. Người chồng nắm tay vợ, tỉ tê nói chuyện động viên, còn vợ chỉ gật gù, thi thoảng trả lời chồng theo kiểu “nhát gừng”.

Người chồng tên Phạm Công Minh (ở Tây Hồ, Hà Nội), còn vợ là Nguyễn Thị Hoa, năm nay hai vợ chồng đều 66 tuổi. Chú Minh cho biết, đã nhiều ngày qua vợ chú mất ngủ, đêm uống thuốc ngủ mà chỉ chợp mắt được vài tiếng. “Hôm nay tinh thần bà ấy đã tốt lên nhiều rồi tôi mới thuê xe cho vào viện khám”, chú Minh nói.

Thời gian dịch bệnh ở nhà, hai vợ chồng dù đã về hưu nhưng con cái lại không có việc làm, điều này khiến cô Hoa suy nghĩ rất nhiều, dẫn tới mất ngủ. Có lúc cô còn cáu gắt với chính con cháu mình. Đôi khi, các cháu chơi ồn ào cũng khiến cô bị kích động.

img alt src/upload/4-2021/images/2021-10-06/anh2-1633500077-994-width600height399.jpg stylewidth: 600px; height: 399px; /

Chồng đưa vợ vào viện tâm thần, chăm như em bé sau những ngày Hà Nội giãn cách - 3

Vợ bị trầm cảm tái phát do dịch bệnh, chồng phải đưa đến viện, động viên, chăm sóc như em bé.

Ở nhà, mỗi bước đi của cô Hoa luôn được chồng theo sát. Có lần chỉ thiếu chú ý một lát vợ đã đi vụt ra cổng, chú Minh phải chạy theo nịnh về. Rồi cả chuyện ăn uống cũng khó khăn, bởi khi tinh thần bị ảnh hưởng, nếu không chăm sóc dinh dưỡng tốt thì sẽ không trụ được. “Tôi phải chăm vợ như chăm em bé ấy. Thời điểm vợ bị trầm cảm nặng, tôi phải nấu ăn theo sở thích, nịnh cho ăn rồi cả vấn đề vệ sinh nữa...”, người chồng chia sẻ.

Khi còn giãn cách, chú Minh liên tục phải tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cho vợ ở nhà. Hết giãn cách xã hội, con cái bắt đầu công việc, các cháu học online, cùng với sự động viên của mọi người nên tình trạng của cô Hoa cũng đỡ hơn.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Phó giám đốc BV Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, trường hợp nữ bệnh nhân này đã điều trị tâm thần trước đây. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên bệnh tình tái phát. May mắn, gia đình và nhất là chồng luôn chia sẻ động viên nên tinh thần bệnh nhân đã ổn, chỉ đến khám lại và điều trị thuốc tại nhà.

Mê game, nam sinh cứ nhìn vào sách là đao kiếm hiện ra

Ngồi cúi mặt ở một góc riêng chờ tới lượt khám, Nguyễn Đình Toán, ở Thạch Thất là sinh viên năm thứ 4 có dáng vẻ tiều tụy. Mỗi khi ngước lên nhìn xung quanh, ánh mắt Toán thể hiện rõ sự lo âu, sợ sệt.

Toán cho biết, bản thân mình bị nghiện game, đã từng phải điều trị và mọi thứ hầu như trở về bình thường. Điều bác sĩ đặc biệt lưu ý trong quá trình điều trị là phải “đoạn tuyệt” với game. Thế nhưng, dịch bệnh đã khiến Toán “ngựa quen đường cũ".

“Dịch bệnh không ra ngoài, không thể dục, không đi học, em không biết làm sao và tìm đến với game”, Toán nói. Ban đầu, Toán chỉ nghĩ chơi để thư giãn đầu óc những ngày giãn cách, nhưng thực tế lại khác xa. Bắt đầu là chơi 30 phút, sau đó thời gian tính bằng giờ và rất khó dứt ra.

TS Trần Thị Hồng Thu đang tư vấn cho một trường hợp nhập viện vì tái nghiện game trong những ngày giãn cách.

TS Trần Thị Hồng Thu đang tư vấn cho một trường hợp nhập viện vì tái nghiện game trong những ngày giãn cách.

Khi bắt đầu học online, Toán ngồi trước máy tính nhưng chỉ nghĩ đến game. Tắt máy, chàng sinh viên năm cuối vẫn ý thức được rằng: Phải đọc sách để quên game. Thế nhưng khi đọc sách cảnh đao kiếm trong Liên minh huyền thoại (trò game) lại hiện lên. Toán đau đầu, mất ngủ, không thể tập trung học và phải đến viện cầu cứu bác sĩ.

Gặp bệnh nhân quen, TS.BS Trần Thị Hồng Thu nghiêm mặt: “Tôi đã nói cậu như thế nào? Phải bỏ hẳn game cơ mà. Chỉ cần quay lại một phút thôi là mất công bao nhiêu thời gian điều trị. Giờ bắt đầu lại từ đầu”.

Với trường hợp như Toán, theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, ngoài tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, ý thức của bệnh nhân, sự quan tâm của gia đình là vô cùng quan trọng. Bởi bệnh nhân điều trị ngoại trú, các bác sĩ không thể theo sát cả ngày để nhắc nhở việc tránh chơi game.

Một trường hợp khác cũng phải nhờ các bác sĩ can thiệp những bức bối trong thời kỳ dịch bệnh đã khiến bệnh nhân tìm tới cách tự hành hạ bản thân bằng việc rạch vào tay mình. BS Trần Thị Sáu (khoa Khám bệnh) cho biết, nữ sinh năm nay lên lớp 12, từng điều trị khỏi trầm cảm nhưng sau đợt giãn cách dài, áp lực học online khiến bệnh nhân lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực… Tới viện, bệnh nhân cho biết, khi tự cắt tay chảy máu thì tư tưởng thoải mái và cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

img alt src/upload/4-2021/images/2021-10-06/anh5-1633500205-446-width600height399.jpg stylewidth: 600px; height: 399px; /

Chồng đưa vợ vào viện tâm thần, chăm như em bé sau những ngày Hà Nội giãn cách - 6

Rất nhiều bạn trẻ được người thân đưa đến khám tâm thần.

Sau khi tiếp nhận, BS Sáu ngoài việc điều trị bằng thuốc còn phải dùng liệu pháp tâm lý, kết hợp với gia đình để cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng cho người bệnh.

“Học online và đến lớp khác nhau hoàn toàn. Học tại trường sau mỗi tiết học, học sinh được nghỉ giải lao, được trò chuyện với bạn bè. Giờ ra chơi chính là thời điểm giải tỏa căng thẳng tốt nhất. Còn khi học online lại thiếu những điều kiện này. Do đó, khi con em học trực tuyến do ảnh hưởng dịch bệnh, sự quan tâm của phụ huynh, người thân trong gia đình là vô cùng quan trọng”, BS Sáu chia sẻ.

Rối loạn tâm thần không chừa ai, nhất là trong thời dịch bệnh

TS.BS Trần Thị Hồng Thu cho biết, trong cuộc sống hàng ngày, nhất là thời điểm dịch bệnh, ai cũng có thể bị rối loạn tâm thần, bởi dịch bệnh tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Điển hình như trường hợp phải nghỉ việc do dịch bệnh, không ra ngoài được do giãn cách, làm việc online quá dài, trẻ ít được vận động hơn so với lúc bình thường… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, trong đó hai bệnh lý thường gặp nhất đó là rối loạn lo âu, trầm cảm.

Theo TS Hồng Thu, vấn đề quan trọng mà nhiều người cần chú ý đó là phân biệt lo lắng, căng thẳng bình thường với những lo lắng, cẳng thẳng bệnh lý. “Lo lắng thông thường chỉ xuất hiện nhất thời và mất đi rất nhanh sau đó, có thể là vài giờ, một đến hai ngày. Tuy nhiên, nếu lo lắng đó kéo dài đến 2 tuần, đi kèm là ảnh hưởng đến giấc ngủ, tính khí, làm bản thân luôn ức chế, không thể tiếp tục công việc thì đó là bệnh lý”, TS Thu chia sẻ.

Phương pháp điều trị rối loạn tâm thần bằng ngồi thiền, tập yoga tại BV Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Phương pháp điều trị rối loạn tâm thần bằng ngồi thiền, tập yoga tại BV Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Để cân bằng trạng thái tâm lý, giảm căng thẳng, lo âu nói chung và trong giai đoạn dịch bệnh nói riêng, mọi người cần tránh hai thái cực tâm trạng. Quá bận tâm hoặc quá lơ là với sức khỏe. Với công việc cũng vậy. Tránh để bản thân quá bận rộn hay quá nhàn rỗi.

“Ngoài hai vấn đề trên, khi gặp lo lắng, căng thẳng, mọi người hãy tập thở sâu, hít sâu (thở bụng). Việc tập trung vào hơi thở sẽ giúp giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể giúp tâm trạng thư giãn bằng cách xem bộ phim yêu thích, tập thiền, yoga…”, BS Thu hướng dẫn.

Trong cuộc sống, kể cả khi gặp sang chấn, điển hình như giai đoạn dịch bệnh này, mọi người cố gắng luôn giữ tinh thần lạc quan, nhìn vấn đề theo hướng tích cực. Tinh thần vững vàng đồng nghĩa với việc có sức khỏe tâm thần tốt.

Để giữ được tinh thần, thái độ lạc quan, TS.BS Trần Thị Hồng Thu chia sẻ một số lời khuyên:

- Nghiêm túc với bản thân;

- Độ lượng với người khác;

- Yêu công việc mình làm;

- Yêu điểm tốt của người khác;

- Tăng phút vui cười, giảm phút buồn bực;

- Luôn lạc quan, yêu đời, yêu lao động, giúp đỡ mọi người.

Vợ hốt hoảng nhập viện tâm thần vì chồng cuồng yêu, bắt đóng cảnh nóng như trong phim
Không ít người sau khi xem phim sex đã bị nghiện rồi rơi vào tình trạng rối loạn chức năng tình dục, hoặc có trường hợp lại học theo các cảnh trong...

Quan hệ tình dục

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tâm thần