Mắt phải của cô bé 12 tuổi đột nhiên không nhìn thấy. Mặc dù đã trải phẫu thuật điều trị, nhưng rất khó để hồi phục lại thị lực bình thường. Thủ phạm gây ra lại là loại ký sinh trùng ở chó mèo.
Vào ngày 3/4, Tiểu Hân 12 tuổi đến từ Lâm Hải, Thái Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) được đưa đến Bệnh viện Mắt tỉnh Chiết Giang. Theo lời của cha mẹ cô bé, một tháng trước, thị lực mắt phải của Tiểu Hân bắt đầu suy giảm, nhưng vì không có khó chịu nào khác, họ nghĩ chỉ là do cận thị đơn giản. Sau đó bố mẹ Tiểu Hân đã đưa con gái đến cửa hiệu để mua kính cận. Mặc dù đã đeo kính, nhưng thị lực mắt phải của Tiểu Hân vẫn không về mức bình thường. Tuy nhiên, thị lực mắt trái của cô bé vẫn bình thường, nên bố mẹ cũng không để ý quá nhiều.
Mắt phải của Tiểu Hân đột nhiên không nhìn thấy, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh giun đũa ở mắt.
Không ngờ tình trạng thị lực mắt phải của Tiểu Hân ngày càng kém và tháng trước đột nhiên không nhìn thấy. Đến lúc này bố mẹ mới vội vàng đưa Tiểu Hân đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện, mắt phải của cô bé chỉ nhìn thấy trong phạm vi 15cm. Qua siêu âm B phần mắt, bác sĩ thấy đáy mắt chảy máu nghiêm trọng, võng mạc cũng bị bong ra, cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Tiểu Hân được chẩn đoán mắc bệnh giun đũa ở mắt.
Theo báo cáo, bệnh giun đũa ở mắt là do loại côn trùng có tên Toxocara ở chó, mèo gây ra. Đại đa số bệnh nhân tái phát ở mắt, triệu chứng chủ yếu là suy giảm thị lực. Sau phẫu thuật, bác sĩ hỏi các thành viên trong gia đình Tiểu Hân thì được biết, hóa ra trong nhà cô bé có nuôi một con chó, cô bé thường xuyên tiếp xúc và chơi với con chó.
Vài ngày trước, Tiểu Hân đến bệnh viện kiểm tra sau phẫu thuật, thị lực mắt bên phải của cô bé Tiểu Hân đã hồi phục thêm 0.05. Điều không may mắn là do đứa trẻ phát hiện bệnh tương đối muộn, ký sinh trùng đã phá hủy võng mạc, dẫn đến tổn thương không thể hồi phục lại bình thường.
80% bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh giun đũa ở mắt
Toxocara là loại giun đũa trắng có kích thước khoảng 300-400 micron, sống ký sinh ở chó mèo. Chu trình sinh học của nó diễn ra ở chó, mèo và giun đũa chó trưởng thành trong ruột chó. Trứng giun theo phân chó ra ngoài, phát triển trong đất từ 2 đến 3 tuần. Trứng này rất bền vững và có thể sống đến hai năm nhờ lớp vỏ bao dày.
Giun đũa trắng xấm nhập vào mắt qua mạch máu.
Trứng giun theo thức ăn hoặc tay bẩn (khi trẻ chơi với chó, đất cát) qua miệng vào ruột người. Tại đây, trứng nở thành ấu trùng rồi theo đường máu di chuyển đến các nội tạng khác như phổi, mắt, gan, não… và tuần hoàn xung quanh.
Khi ấu trùng đến các mạch máu nhỏ hơn trong cơ thể của chúng ta, chúng có thể xuyên qua thành máu để vào cơ quan khác. Vì các mạch máu trong mắt nhỏ hơn cơ thể ấu trùng, ấu trùng có thể xâm nhập vào các mạch máu và xâm chiếm mắt. Theo thống kê, 80% bệnh nhân bị nhiễm giun đũa ở mắt là trẻ em dưới 16 tuổi. Giun đũa trắng sẽ trực tiếp phá hủy thủy tinh thể, võng mạc, màng đệm và các cấu trúc mắt khác, gây viêm, dẫn đến nhược thị, mù lòa nghiêm trọng và thậm chí gây teo nhãn cầu…
Phòng ngừa bệnh giun đũa ở mắt
Bác sĩ nhắc nhở: trẻ nhỏ sẽ không kịp thời biểu đạt, thường đến khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng hoặc là khi kiểm tra thể lực ở trường, lúc này bệnh tình đã phát triển được nhiều năm, phát triển đến mức gây bong võng mạc, nhãn cầu bị teo…
Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó mèo
Trong đất và ở những nơi công cộng đều chứa trứng ấu trùng, cha mẹ cần giáo dục trẻ, sau khi chơi với chó mèo, cố gắng rửa tay, không được cho tay vào mồm. Chó mèo là thú cưng của con người, tuy nhiên chúng dễ bị ký sinh trùng, có thể khiến trẻ bị dị ứng, đặc biệt thú cưng có thể làm trẻ bị tổn thương, gây nguy hiểm tiềm ần cho sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý.