Nhiều người biết rằng, khi còn trẻ tập thể thao là một việc vô cùng tốt đối với sức khỏe, nhưng cô gái 26 tuổi gần như mất mạng sau khi tập thể dục.
Vào tối ngày 7/5, Tiểu Lương sau khi ăn cơm, lập tức đển phòng thể dục để chơi cầu lông, không ngờ mới vận động được hơn nửa tiếng, Tiểu Lương đột nhiên xuất hiện tình trạng khó thở, hơn nữa toàn thân bị mẩn đỏ và kèm theo ngứa. Bạn bè lập tức đưa Tiểu Lương đến Bệnh viện số 1 Long Loan, Ôn Châu để cấp cứu.
Bác sĩ Ngô Hiển Xuân, phó Khoa cấp cứu của Bệnh viện số 1 Long Loan nói: "Thủ phạm gây ra tình trạng của Tiểu Lương chính là hội chứng “dị ứng tập thể dục”. Chắc sẽ có rất nhiều người sẽ rất nghi ngờ, bởi chỉ nghe dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm, vậy dị ứng tập thể dục là như thế nào?
Hội chứng dị ứng tập thể dục là gì?
Bác sĩ Ngô Hiển Xuân cho biết, đó là EIA (Exercise-induced anaphylaxis – chứng mẫn cảm với tập thể dục), hay còn được biết đến với cái tên thân mật hơn: dị ứng tập thể dục. Ước tính, khoảng 2% dân số đang mắc phải hội chứng này, tương đương với hơn 140 triệu người. Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau mỗi lần hoạt động mạnh: chạy bộ, chơi tennis, đạp xe, tập nhảy... Nhưng đôi khi, chỉ cần vận động nhẹ như đi bộ thôi cũng đủ để gây ra phản ứng rồi.
Cũng giống như các chứng dị ứng thông thường, EIA nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Có người chỉ bị nổi ban, nhưng các trường hợp nặng còn thấy khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Và thậm chí, những trường hợp nặng bị dị ứng khủng khiếp đến mức gây nguy hiểm cho tính mạng.
Với một người mắc EIA thì mỗi khi tập thể dục, hệ miễn dịch bỗng nhiên phản ứng một cách kỳ lạ. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều hóa chất - như histamine - gây ra các triệu chứng của bệnh dị ứng như mũi sưng tấy, da nổi ban, mẩn đỏ. Đôi lúc, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh đau bụng, buồn nôn. Càng tập, các phản ứng càng nặng hơn. Cổ họng có sưng lên, nghẽn đường thở, huyết áp giảm, suy tuần hoàn...
Nguyên nhân gây ra hội chứng dị ứng tập thể dục là gì?
Dị ứng tập thể dục chính là phản ứng dị ứng do tập thể dục dựa vào thực phẩm, tức là khi xảy ra dị ứng phải có hai điều kiện: "phụ thuộc thực phẩm" và "kích thích tập thể dục". Nếu không tập thể dục sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng, hoặc không ăn thực phẩm dị ứng trước khi tập thể dục thì sẽ không có triệu chứng.
Bác sĩ Ngô Hiển Xuân cho biết, các loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng tập thể dục bao gồm thực phẩm làm từ lúa mì, tôm, cua, động vật có vỏ, sữa, các loại hạt, rượu,... Ngoài ra các loại quả như táo, đào, nho, dâu tây... và các loại rau như cần tây, cà chua cũng có thể gây dị ứng tập thể dục.
Làm thể nào để ngăn ngừa dị ứng thể thao, câu trả lời rất đơn giản, trước khi vận động tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng, hoặc là sau khi ăn thực phẩm khoảng 5 tiếng mới được vận động. Trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, bệnh tình có thể trầm trọng hơn, nên hạn chế tập luyện vào các thời điểm đó.
Bác sĩ nhắc nhở: Nếu bị dị ứng, kiến nghị mọi người nên đến bệnh viện để kiểm tra, xem chính xác bản thân có bị dị ứng tập thể dục hay không, trong khi vận động nên mang theo thuốc kháng histamine bên cạnh. Một khi bị dị ứng vận động, triệu chứng nhẹ có thể tự dùng thuốc kháng histamine như Loratadine, cetirizine… Sau khi dùng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm đáng kể nên đến bệnh viện khám ngay lập tức.