Cô gái phải dùng thuốc an thần vì đêm vài lần vào toilet làm điều này, đi khám bất ngờ nghe tên bệnh mình mắc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 19/03/2024 12:19 PM (GMT+7)

Gần một tháng “sống chung” với nhà vệ sinh vì đi tiểu quá nhiều lần bất kể ngày đêm, cô gái trẻ đi khám và phát hiện căn bệnh lần đầu nghe tên.

TS.BS.Nguyễn Đình Liên

Trưởng Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Thanh Hằng, 26 tuổi, hiện làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Gần một tháng nay cuộc sống của Hằng đảo lộn hoàn toàn khi cô bị đi tiểu quá nhiều lần cả ngày, lẫn đêm. “Ban đêm em phải dậy 3-4 lần, còn ban ngày cố nhịn thì được 30 phút, nếu không chỉ 10 phút lại phải chạy ra nhà vệ sinh”, Hằng nói.

Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc của Hằng. Do đêm mất ngủ nên ban ngày Hằng uể oải, không tập trung vào công việc. Khi đến cơ quan, cô gái trẻ cũng ngại với đồng nghiệp vì liên tục phải đi toilet.

Tôi phải uống cả thuốc an thần mà vẫn không thể tập trung vào công việc được”, Hằng nói và chia sẻ thêm, trước cô từng một lần viêm đường tiết niệu, nhưng đã được điều trị khỏi. Lần này khi gặp tình trạng như vậy, Hằng nghĩ mình bị tái viêm nên mua kháng sinh, thuốc về uống. Thế nhưng, suốt 3 tuần uống thuốc vẫn không cải thiện được tình hình.

Việc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Ảnh minh họa.

Việc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Ảnh minh họa. 

Lần trước tôi viêm tiết niệu kèm theo đái buốt, đái rắt. Lần này triệu chứng ấy không hề có, mà chỉ thấy bụng lúc nào cũng căng và tức, vừa đi tiểu xong lại buồn. Có lần tôi nhịn uống nước nhưng vẫn bị kích thích, tức bụng không thể chịu đựng được”, Hằng chia sẻ.

Gần đây, Hằng đến Bệnh viện E thăm khám. TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) cho biết, qua thăm khám không phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu, không mắc bệnh lý lây qua đường tình dục, mà nguyên nhân là do bàng quang tăng hoạt.

Rất nhiều trường hợp gặp tình trạng tương tự - chỉ xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều, không phát hiện viêm nhiễm, kiểm tra mãi vẫn không tìm ra bệnh. Sau đó, người bệnh phải “sống chung với lũ”, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống”, bác sĩ Liên chia sẻ.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, Hằng được chỉ định điều trị nội trú 1 tuần. Tại đây, ngoài dùng thuốc, nữ bệnh nhân còn được hướng dẫn cách nhịn tiểu, và bơm tăng dung tích bàng quang. “Những ngày đầu, bác sĩ chỉ bơm 100ml em đã cảm thấy tức bụng, khó chịu vô cùng. Sau đó, quen dần đến giờ có thể tăng lên đến 400ml, trong khi thể tích bàng quang trung bình chỉ khoảng 300ml”, Hằng chia sẻ.

Bệnh bàng quang tăng hoạt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống. Ảnh minh họa.

Bệnh bàng quang tăng hoạt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống. Ảnh minh họa. 

Hiện sau một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn, đêm đi tiểu một lần, ban ngày khoảng 3 tiếng mới phải vào nhà vệ sinh. Tâm trạng bệnh nhân đã tốt hơn nhiều so với lúc mới vào viện. Bác sĩ Liên tư vấn, trường hợp này sau khi ra viện vẫn phải điều trị bằng thuốc, tập nhịn tiểu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết, bàng quan tăng hoạt không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Vì thế, khi thấy triệu chứng tiểu nhiều, đi tiểu xong vẫn căng tức bụng thì nên đi khám và nghĩ đến bị bàng quang tăng hoạt.

Để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ Liên cho rằng việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là rất quan trọng. Theo đó, người bệnh nên viết “nhật ký đi tiểu” để theo dõi, tập đi tiểu theo giờ, điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế một số thức ăn và thức uống có tính kích thích), điều chỉnh lượng nước uống vừa phải. Nếu bị tiểu đêm nhiều thì nên hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3-4 giờ trước khi ngủ.

Ngoài ra, việc tuân thủ điều trị thuốc cũng rất quan trọng. Thực tế, nhiều người sau 1-2 tuần điều trị ổn định đã ngừng thuốc, trong khi thuốc phải dùng kéo dài đến 2-3 tháng. Chính việc không tuân thủ điều trị khiến bệnh dễ tái phát và tình trạng sẽ nặng nề hơn.

Phụ nữ làm một việc sau khi đi tiểu sẽ đưa thẳng vi khuẩn vào vùng nhạy cảm, bác sĩ chỉ một chiêu không bao giờ lo viêm nhiễm
Dùng nước để rửa phía dưới sau mỗi lần đi vệ sinh hóa ra lại có thể là nguyên nhấn khiến "vùng kín" của bạn dễ bị viêm nhiễm nhiều lần.

Bệnh phụ nữ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm đường tiết niệu