Có nên lấy ráy tai? Cách để lấy ráy tai an toàn, tránh hỏng tai vì một động tác sai

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 11/10/2021 19:18 PM (GMT+7)

Ráy tai có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn lấy ra ngay lập tức bằng tăm bông hay vật nhọn. Tuy nhiên có không ít trường hợp lấy ráy tai gây hỏng tai. Vậy có nên lấy ráy tai hay không?

Một số người lấy ráy tai bằng tăm bông, một số khác lại dùng phương pháp nến xông tai để vệ sinh. Tuy nhiên cũng có người chẳng hề quan tâm tới việc lấy ráy tay.

Điều duy nhất mà các bác sĩ đều đồng ý là đưa bất cứ thứ gì vào trong tai của bạn là một ý kiến ​​tồi. Đôi tai của bạn có khả năng tự làm sạch tốt và không cần chăm sóc thêm. Lý do duy nhất bạn nên làm sạch chúng là để làm mềm hoặc loại bỏ ráy tai từ bên ngoài ống tai. Và nếu bạn định làm điều đó, bạn sẽ cần phải biết cách thực hiện sao cho an toàn.

Tại sao lại có ráy tai?

Lý do khiến chúng ta cảm thấy muốn làm sạch tai là vì một chất thải dạng sáp bên trong tai thường được gọi là ráy tai. Cơ thể sản xuất ra chất này để giúp bảo vệ và bôi trơn tai của bạn. Nếu không có ráy tai, tai của bạn có thể sẽ bị ngứa và khô.

Ráy tai giúp bảo vệ và bôi trơn tai của bạn.

Ráy tai giúp bảo vệ và bôi trơn tai của bạn.

Ráy tai thậm chí còn có đặc tính kháng khuẩn, có nghĩa là tai của bạn có khả năng tự làm sạch. Hơn nữa, nó giống như một bộ lọc cho đôi tai, giúp loại bỏ những thứ độc hại như bụi bẩn và ngăn chúng không đi sâu vào bên trong.

Khi bạn nhai và cử động hàm sẽ giúp di chuyển ráy tai ra khỏi ống tai đến lỗ tai và rơi ra ngoài. Vì vậy, việc bạn dùng tăm bông hay thứ gì đó để lấy ráy tai thực chất sẽ chỉ càng đẩy nó chui sâu vào trong ống tay khiến nó bịt kín màng nhĩ.

Việc ngoáy hoặc đưa các vật nhọn vào bên trong tai có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác:

- Nhiễm trùng tai

- Vỡ màng nhĩ

- Giảm thính lực

Bạn có nên lấy ráy tai?

Câu trả lời là bạn không nên lấy ráy tai vì tai của bạn có thể tự làm sạch. Nhưng nếu ráy tai tích tụ quá nhiều và bắt đầu gây ra các triệu chứng hoặc khiến bác sĩ gặp khó khăn khi khám tai, điều đó có nghĩa bạn gặp tình trạng ráy tái bị nén chặt. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai.

Dùng tăm bông ngoái tai có thể đẩy sâu ráy tai vào bên trong hơn. (Ảnh minh họa)

Dùng tăm bông ngoái tai có thể đẩy sâu ráy tai vào bên trong hơn. (Ảnh minh họa)

Một số tác hại của ráy tai khi tích tụ quá nhiều gồm:

- Đau hoặc cảm giác đầy tai

- Cảm giác như tai của bạn bị bịt kín

- Mất một phần thính giác, triệu chứng nặng hơn theo thời gian

- Ù tai

- Ngứa, chảy mủ hoặc có mùi hôi từ tai của bạn

- Ho khan

Tình trạng tích tụ ráy tai này rất hiếm, nhưng nó có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra tai và tìm ra nguyên nhân.

Cách vệ sinh tai an toàn

Có nên lấy ráy tai? Cách để lấy ráy tai an toàn, tránh hỏng tai vì một động tác sai - 3

Nếu vấn đề của bạn không nghiêm trọng nhưng bạn cảm thấy có quá nhiều ráy tai, bạn có thể nhẹ nhàng làm sạch bên ngoài tai. Chỉ cần dùng khăn lau. Bạn cũng có thể thử nhỏ vài giọt hydrogen peroxide (nước oxy già) vào tai để làm mềm ráy tai trước khi đi tắm khoảng 10 phút. Oxy già sẽ hóa lỏng ráy tai và khiến chúng chảy ra ngoài và sẽ trôi đi khi tắm gội. 

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau xung quanh vành tai cho con. Sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai để lau nhẹ. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn ra ngoài. Tính chất mềm của khăn sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Ngoài việc không nên dùng tăm bông hoặc bất kỳ vật nhỏ hoặc nhọn nào khác, bạn cũng không sử dụng phương pháp nến xông tai để làm sạch tai. Các nghiên cứu cho thấy chúng không hiệu quả và thậm chí có thể gây thương tích. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phát hiện ra rằng phương pháp này có thể gây bỏng và thậm chí đâm vào bên trong tai.

Nguồn tham khảo:

- How to Clean Your Ears - WebMD - Xuất bản ngày 19/10/2020

Có nên uống nước trước khi đi ngủ không? Những người này phải tránh uống trước khi lên giường
Bạn cần uống nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống nước thế nào cũng có thể mang đến những lợi ích và hạn chế khác nhau.

Sống khỏe

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe