Cơ thể xuất hiện ngứa ở 3 bộ phận này, coi chừng đường huyết đang tăng vùn vụt

HÀ VŨ. - Ngày 31/08/2022 16:16 PM (GMT+7)

Trong những năm gần đây, bệnh tiểu đường không ngừng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu vô cùng quan trọng, khi đường huyết vượt quá tiêu chuẩn, cơ thể cũng sẽ có những biểu hiện bất thường. Nếu cơ thể xuất hiện ngứa ở 3 bộ phận này, cảnh báo lượng đường trong máu tăng rất cao, bạn cần lưu ý. 

Ba vị trí ngứa trên cơ thể cảnh báo đường huyết tăng

1. Ngứa ở tai

Ngứa tai là một dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao. (Ảnh minh họa)

Ngứa tai là một dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao. (Ảnh minh họa)

Tai là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể con người, nó chứa một số lượng lớn các hệ thống thần kinh và cũng có thể phản ánh một số thay đổi trong cơ thể. Nếu lượng đường trong máu tăng đột biến sẽ kích thích các tuyến bã nhờn trong tai, tạo ra nhiều "rác" và chất bẩn hơn, từ đó, gây ra tình trạng ngứa tai bất thường, dù đã ngoáy tai nhưng cơn ngứa vẫn không thể thuyên giảm.

Vì vậy, khi xảy ra hiện tượng này, bạn nên đo lượng đường trong máu càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ đường huyết tăng đột biến và gây biến chứng.

2. Ngứa da 

Lượng đường trong máu cao cũng gây kích ứng, khiến da ngứa ngáy. (Ảnh minh họa)

Lượng đường trong máu cao cũng gây kích ứng, khiến da ngứa ngáy. (Ảnh minh họa)

Nhiều người bị ngứa da có thể cho rằng đó là do da khô, nhưng ít ai ngờ nó có liên quan đến lượng đường trong máu. Nếu đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ làm tăng lượng bài tiết nước tiểu khiến cơ thể luôn trong tình trạng mất nước, da sẽ rất khô và ngứa. 

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao có thể gây kích ứng các mô thần kinh xung quanh, khiến da bị ngứa. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể là một thông báo quan trọng rằng lượng đường trong máu của bạn vượt quá tiêu chuẩn và cần đến bệnh viện để kiểm tra.

3. Ngứa ở ngón chân

Mạch máu đến ngón chân bị tắc nghẽn, tích tụ chất độc ở chân cũng gây ngứa da. (Ảnh minh họa)

Mạch máu đến ngón chân bị tắc nghẽn, tích tụ chất độc ở chân cũng gây ngứa da. (Ảnh minh họa)

Khi các ngón chân bị ngứa, đầu tiên mọi người sẽ nghĩ đến bệnh nấm da chân. Trên thực tế, ngoài việc ngứa do nấm, lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến các ngón chân bị ngứa. Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu ở ngón chân. Các mao mạch ở ngón chân có thể bị tắc nghẽn nên khiến tình trạng trao đổi chất ở da diễn ra không bình thường, một số chất thải độc hại sẽ tập trung ở ngón chân và gây ngứa ngón chân dữ dội.

4 thói quen giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả

1. Làm việc và nghỉ ngơi khoa học

Bệnh nhân tiểu đường hay người khỏe mạnh đều phải chú ý đảm bảo ngủ đủ giấc, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giảm tỷ lệ mắc bệnh. Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể con người rơi vào trạng thái căng thẳng và khiến các dây thần kinh giao cảm hoạt động quá mức. Thần kinh giao cảm có thể ức chế trực tiếp quá trình tiết ra insulin, lúc này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn nên xây dựng thời gian biểu tốt, giảm thức khuya, cố gắng đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ đủ 7 - 8 tiếng để các cơ quan trong cơ thể được phục hồi tốt nhất.

2. Quản lý lượng carbs 

Carbs (hay Carbohydrate) bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Lượng carbs nạp vào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng đường trong máu.

Cơ thể phân hủy carbs thành đường, chủ yếu là glucose. Sau đó, insulin giúp cơ thể bạn sử dụng và lưu trữ nó để tạo năng lượng. Khi bạn ăn quá nhiều carbs hoặc có vấn đề về chức năng insulin, quá trình này sẽ thất bại và lượng đường trong máu có thể tăng lên.

Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ (ADA) khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên quản lý lượng carbs nạp vào cơ thể bằng cách tính toán lượng carbs bản thân nên tiêu thụ hàng ngày. Một số nghiên cứu cho thấy rằng điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn của mình một cách hợp lý, cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu.

3. Tập thể dục vừa phải

Tập thể dục cũng là một cách rèn luyện sức khỏe tuyệt vời. Ngày nay, mọi người tập thể dục không chỉ để giữ gìn vóc dáng đẹp mà còn để tăng cường sức khỏe của chính mình. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đổ mồ hôi sau khi tập luyện. Điều này khiến bạn phải bổ sung nước, uống nhiều nước có thể giúp làm loãng nồng độ trong máu và đóng vai trò bổ trợ nhất định trong việc ổn định đường huyết.

4. Hạn chế sự căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi căng thẳng, cơ thể bạn tiết ra các hormone gọi là glucagon và cortisol, khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Một nghiên cứu trên một nhóm sinh viên cho thấy rằng tập thể dục, thư giãn và thiền định làm giảm đáng kể căng thẳng và giảm lượng đường trong máu. Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga cũng có thể giúp điều chỉnh các vấn đề về bài tiết insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

Bàn chân có những dấu hiệu này cẩn thận mắc tiểu đường hoặc bệnh tim
Bác sĩ Emma McConnachie - phát ngôn viên của trường Cao đẳng Podiatry (Anh) về y khoa cho biết, nếu để ý kỹ hơn vào bàn chân có thể giúp phát hiện dấu...

Chống lão hóa da

HÀ VŨ. Dịch từ Sohu, 163
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.