Ăn mận đúng mùa có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không đúng cách và ăn quá nhiều sẽ rất hại cho sức khỏe.
Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè. Mận giàu chất xơ, nhiều axit amin, protein và muối khoáng. Ngoài ra, mận không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Đông y đánh giá mận có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tinh dịch, ăn khó tiêu, khó tiểu tiện.
Theo các chuyên gia, ăn mận đúng cách sẽ có một số công dụng với sức khỏe sau:
Tốt cho xương khớp
Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.
Cải thiện trí nhớ
Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol, giúp điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Bảo vệ tim mạch
Một quả mận chứa khoảng 113 mg kali, giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Không chỉ chứa ít calo, mận còn giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho những ai muốn giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.
Tuy nhiên người có dấu hiệu sau đây nên nói không với mận:
Người bị phẫu thuật
Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn mận trước phẫu thuật 2 tuần bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mậnlà có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Người bị bệnh thận
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Người có cơ địa nhiệt, nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mậnlà có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.
Người bị bệnh dạ dày, men gan yếu
Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.