Cụ bà 100 tuổi đi làm 7km mỗi ngày, bí quyết trường sinh nằm ở món người Việt chê bẩn nhưng người Nhật coi là sâm

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 02/09/2023 08:59 AM (GMT+7)

Làm việc không ngừng, ăn uống đa dạng và đặc biệt thường xuyên ăn lươn chính là những thói quen giúp một cụ bà ở Nhật Bản sống tới 100 tuổi.

Bà Tomoko Horino (100 tuổi), hiện giữ chức giám đốc sắc đẹp tại cửa hàng Sakuramizu của Công ty TNHH POLA (trụ sở chính Shinagawa-ku, Tokyo). Vừa qua, bà đã được Kỷ lục Guinness Thế giới là "Nữ cố vấn sắc đẹp lớn tuổi nhất". 

Khi được hỏi về bí quyết có đầu óc minh mẫn, tư duy sáng suốt và sức khỏe tốt để đi làm ở độ tuổi 100, bà Tomoko cho rằng đó là nhờ làm việc liên tục và thói quen ăn uống tốt. 

1. 100 tuổi vẫn đi 7km mỗi ngày để đi làm

Bà Tomoko Horino sinh ra ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Sau khi kết hôn ở tuổi 21, bà làm việc cho một tập đoàn về điện thoại. Sau đó, để trang trải chi phí cho gia đình và để vừa có thể đi làm mà vẫn có thời gian nuôi dạy con cái, bà bắt đầu làm công việc tư vấn bán mỹ phẩm và tư vấn sắc đẹp trong một cửa hàng mỹ phẩm.

Kể từ đó, bà Tomoko đã gắn liền với ngành công nghiệp làm đẹp hơn 60 năm. Mỗi ngày, bà vẫn đi xe buýt tới cửa hàng cách nhà 7km. Dù tuổi tác đã cao nhưng trí nhớ của bà vẫn rất tốt, bà vẫn có thể học hỏi những thông tin làm đẹp, các sản phẩm mới dễ dàng và có rất nhiều khách hàng quen.

Bà Tomoko Horino được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là Nữ cố vấn sắc đẹp lớn tuổi nhất.

Bà Tomoko Horino được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là "Nữ cố vấn sắc đẹp lớn tuổi nhất". 

Theo các nghiên cứu, việc người cao tuổi vẫn làm việc có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Người cao tuổi làm việc thêm mỗi năm có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ từ 3 đến 5%, khả năng ghi nhớ lời nói sau khi nghỉ hưu giảm 38%.

Trong khi đó, sự cô lập xã hội sau khi nghỉ hưu có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đột quỵ và bệnh tim lên 30%.

2. Coi niềm vui của người khác là hạnh phúc của mình

Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, bà Tomoko Horino luôn biết rõ sở thích và đặc điểm của từng khách hàng để giới thiệu cho họ sản phẩm phù hợp. Tomoko Horino cho biết: “Chỉ cần nhìn thấy khách hàng vui vẻ khi họ trở nên xinh đẹp thì tôi cũng sẽ rất vui nên càng có động lực tiếp tục làm việc hàng chục năm nữa. Tôi cũng mong rằng mình có thể tiếp tục làm việc cho đến cuối đời”.

Theo bà, chính phương châm sống coi hạnh phúc của người khác chính là hạnh phúc của mình mà bà có thể sống khỏe mỗi ngày, làm việc không mệt mỏi. 

Phương châm sống của bà Tomoko là coi hạnh phúc của người khác là của mình.

Phương châm sống của bà Tomoko là coi hạnh phúc của người khác là của mình.

3. Không kén ăn, thích ăn lươn

Ngoài ra, dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn có thể tự vào bếp nấu nướng. Món ăn yêu thích của bà Tomoko là lươn, và bà cũng không bao giờ kén hay ghét bất cứ thực phẩm nào. 

Việc không kén chọn thực phẩm của bà Tomoko được các chuyên gia đánh giá là một thói quen tốt. Điều quan trọng đối với người cao tuổi là có thể ăn uống và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách cân bằng. Chế độ ăn uống của người cao tuổi cần chú ý đến 3 khía cạnh:

- Ăn được: Nhiều người bị suy dinh dưỡng do khả năng nhai, nuốt kém và hệ tiêu hóa yếu. 

- Ăn đủ: Những chất dinh dưỡng mà người cao tuổi dễ bị thiếu là canxi, vitamin E, D, kẽm, magie,… Nên uống 1,5 cốc sữa và ăn 2 phần trái cây mỗi ngày .

- Ăn uống đúng cách: Người cao tuổi thường cố tình ăn ít và tự kiêng kỵ thực phẩm có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Nên tiêu thụ nhiều loại trái cây và rau quả, sử dụng gia vị tự nhiên, ít muối và kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Thịt chủ yếu là thịt trắng như cá và thịt gà, với khẩu phần ăn cân bằng.

Bà đặc biệt có sở thích ăn lươn. (Ảnh minh họa)

Bà đặc biệt có sở thích ăn lươn. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, món lươn mà bà Tomoko Horino thích ăn cũng được đánh giá là món ăn bổ dưỡng. Người Nhật rất coi trọng món lươn và còn ví nó là “sâm dưới nước”. Trong khi đó, với nhiều người Việt, lươn lại là món ăn bị chê bẩn, dễ nhiễm ký sinh trùng nên không dám ăn.

Thực tế, lươn có thể cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho trẻ em, người lớn và người già, rất hữu ích trong việc bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. Các chất dinh dưỡng chính có giá trị trong lươn như sau:

- Axit béo omega-3: Lươn giàu EPA và DHA, có tác dụng hỗ trợ chức năng não, mắt và hệ thần kinh.

- Axit amin: Nâng cao hiệu quả tổng hợp cơ bắp.

- Lysine: Giúp hấp thu hoàn toàn canxi, sắt và kẽm.

- Glycine: Giúp cơ thể tổng hợp collagen.

- Vitamin A: Lươn là loài cá quý hiếm giàu vitamin A, có tác dụng bảo vệ thị lực.

- Vitamin B12: Giúp sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe thần kinh.

- Canxi, sắt, kẽm: Bạn có thể ăn lươn cả da và xương để bổ sung các dưỡng chất trên.

Không dùng nhân sâm, tổ yến, bác sĩ chỉ ăn một bát cháo đặc biệt mà 95 tuổi vẫn bơi 2 tiếng, leo núi cao hơn 1.500m
Bát cháo đặc biệt của bác sĩ Lưu không hề có nhân sâm, tổ yến mà chỉ làm từ 5 loại đậu nhưng rất bổ dưỡng.

Sống thọ

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống thọ