Cứ ngỡ cơ thể yếu ớt do thiếu máu, đến khi bác sĩ nội soi dạ dày mới giật mình

Ngày 12/07/2018 19:00 PM (GMT+7)

Vì nghĩ cơ thể bị suy nhược, bà Dương đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang kiểm tra, không ngờ bà bị thiếu máu, đi đại tiện cũng bị chảy máu trong, đáng sợ hơn là, toàn bộ tình trạng này là do một đống giun đang kí sinh trong cơ thể.

Trong bụng bà Dương có một đống giun màu nâu đỏ

Bà Dương năm nay 60 tuổi, là người Từ Khê, Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Mấy năm gần đây, bà luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức lực. Mấy ngày trước bà đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang khám bệnh. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện bà bị thiếu máu, sau đó kiểm tra phân khi đi đại tiện, lại thấy bị chảy máu trong. Bác sĩ nghi ngờ đến khả năng xuất huyết đường tiêu hóa, cuối cùng đưa bà Dương đi nội soi dạ dày.

Cứ ngỡ cơ thể yếu ớt do thiếu máu, đến khi bác sĩ nội soi dạ dày mới giật mình - 1

Ổ giun móc trong bụng bà Dương

Bác sĩ Trương Khiết phó khoa Tiêu hóa cho biết: “Nội soi dạ dày của bà Dương phát hiện, phần niêm mạc dạ dày có chút nhợt nhạt. Khi soi đến phần tá tràng, lờ mờ nhìn thấy có giun, nhưng nó không rõ ràng. Khi soi sát đến cuối tá tràng, nhìn thấy 8-10 con giun, dài khoảng 1cm, có màu nâu đỏ giống như mạch máu, là loại giun móc".

Theo tìm hiểu của bác sĩ, bà Dương có đi làm đồng, tuy nhiên bà thường ngại đi ủng bảo hộ, và hay đi chân đất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bà Dương bị nhiễm kí sinh trùng, tiêu biểu là loại giun móc.

Giun móc – loại kí sinh trùng hút máu người

Bác sĩ Trương Khiết giải thích: Giun móc là một loại kí sinh trùng đường ruột, giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, trường hợp nhiễm nhiều có thể gặp giun ở phần giữa ruột non, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun móc đẻ trứng ở đường ruột, đi vào phân và bài tiết ra ngoài. Ở bên ngoài giun móc có sức đề kháng rất mạnh mẽ, ở môi trường thích hợp nó có thể tồn tại được trong vòng 4 tháng.

Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm giun móc thay đổi theo mức từng mức độ nặng nhẹ nhất định. Có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, chức năng của đường ruột bị rối loạn, bệnh nặng có thể dẫn đến ngăn cản sự phát triển của cơ thể và gây suy tim.

Cứ ngỡ cơ thể yếu ớt do thiếu máu, đến khi bác sĩ nội soi dạ dày mới giật mình - 2

Giun móc là một loại kí sinh trùng hút máu rất nguy hiểm, khiến cơ thể thiếu máu nghiêm trọng

Ấu trùng của giun móc gọi là ấu trùng móc, ấu trùng móc xâm nhập vào da, trước hết bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa rát, tiếp tục sẽ xuất hiện chảy máu, gây mụn nhọt hoặc mụn rộp nhỏ. Sau khi bị nhiễm ấu trùng móc từ 3-5 ngày, ấu trùng móc sẽ di chuyển đến phổi, đến khí quản, gây ngứa họng, ho và thậm chí là ho khan nặng.

Ký sinh trùng trưởng thành trong ruột non, hút và tiêu thụ máu người, thường dẫn đến khó chịu ở bụng trên, gây đau âm ỉ, chán ăn, giảm khả năng vận động. Có thể dẫn đến thèm ăn cơm, uống trà và thậm chí thèm cả đất và các triệu chứng rối loạn đường ruột khác. Trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, khó thở, chân tay yếu, chóng mặt, ù tai, da nhợt nhạt thiếu máu.

Biện pháp phòng tránh nhiễm giun đất

Theo bác sĩ Trương Khiết, muốn phòng bệnh giun móc, đề xuất một năm tẩy giun 2 lần. Giữ vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.

Cứ ngỡ cơ thể yếu ớt do thiếu máu, đến khi bác sĩ nội soi dạ dày mới giật mình - 3

Khi đi làm đồng cần phải có bảo hộ lao động tránh bị nhiễm giun móc (Ảnh minh họa)

Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người. Vệ sinh môi trường gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.

Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 -200g/1kg phân (trứng giun chết sau 30 phút đến 1 giờ).

70% dân số nhiễm vi khuẩn HP: nguyên nhân do thói quen của người Việt
Cách ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn này.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe