Cô gái 28 tuổi suýt mất mạng vì tưởng mẩn đỏ ở chân là dị ứng nhưng sự thật là...

Ngày 01/06/2019 09:30 AM (GMT+7)

Những đốm nhỏ không thể giải thích trên bắp chân, cô gái nghĩ đó là dị ứng da, đến bệnh viện kiểm tra không ngờ phát hiện bệnh về máu.

Tiểu Văn, 28 tuổi, đến từ Chiết Giang, Trung Quốc, cô học thiết kế nghệ thuật. Nửa năm trước, Tiểu Văn bắt đầu việc kinh doanh, thành lập một công ty thiết kế. Gây dựng sự nghiệp rất vất vả, cộng thêm việc Tiểu Văn là người cầu tiến, do đó mọi việc lớn nhỏ trong công ty đều do cô trực tiếp quản lý.

Tuy nhiên năng lực của con người có hạn, 8 tiếng 1 ngày không đủ để cô hoàn thành công việc, Tiểu Văn thường xuyên thức đêm tăng ca, thậm chí có ngày thức làm việc tới sáng sớm hôm sau. Khi nằm trên giường, đầu óc cô luôn nghĩ đến sự phát triển của công ty, rõ ràng bản thân đã rất mệt nhưng những suy nghĩ, lo âu khiến cô ngủ không ngon giấc, trung bình mỗi đêm Tiểu Văn chỉ ngủ 4, 5 tiếng.

Ban đêm ngủ không ngon, ban ngày cô phải uống cà phê để giúp tinh thần tỉnh táo, điều nguy hiểm hơn đó là, khi Tiểu Văn bận cô còn quên cả ăn cơm, bỏ bữa cũng trở thành một thói quen và rất hiếm khi cô ăn đủ 3 bữa một ngày.

Cô gái 28 tuổi suýt mất mạng vì tưởng mẩn đỏ ở chân là dị ứng nhưng sự thật là... - 1

Tiểu Văn xuất hiện các đốm đỏ trên bắp chân và nghĩ rằng là dị ứng

Chất lượng giấc ngủ kẻm, ăn không ngon, cho dù là “người sắt” cũng không chống chọi nổi một ngày. Quả nhiên, 2 tháng trước, cơ thể Tiểu Văn đưa ra một “cảnh báo”, khi đánh răng, nướu thường xuyên chảy máu, và chảy lượng máu tương đối nhiều, có lần chảy máu thấm đỏ cả bàn chải đánh răng.

Không chỉ vậy, trên bắp chân của Tiểu Văn còn xuất hiện chấm đỏ, lúc đầu cô còn cho rằng do bị dị ứng da, đến bác sĩ kiểm tra mới biết, đây là triệu chứng của giảm tiểu cầu. Theo giải thích, tiểu cầu trong máu của người bình thường là từ 100.000 đến 300.000, nhưng của Tiểu Văn chỉ có 10.000. Cần phải biết rằng, tiểu cầu rất cần thiết cho chức năng cầm máu của cơ thể con người. Khi tiểu cầu dưới 10.000, chảy máu lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Thẩm Kiến Bình, thuộc Khoa Huyết học của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Chiết Giang cho biết, bệnh của Tiểu Văn là giảm tiểu cầu, đây là một loại bệnh phổ biến trong các bệnh về máu, nguy hiểm lớn nhất chính là chảy máu đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh chính là thời gian dài có thói quen sống không lành mạnh, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, phá vỡ sự cân bằng của hệ thống miễn dịch, gây ra sự phá hủy tiểu cầu trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến giảm tiểu cầu.

Cô gái 28 tuổi suýt mất mạng vì tưởng mẩn đỏ ở chân là dị ứng nhưng sự thật là... - 2

Bác sĩ Thẩm Kiến Bình trong lần khám cho bệnh nhân

Liệu pháp hormon là một phương pháp điều trị giảm tiểu cầu, nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ như cơ thể sẽ bị béo. Do đó, hiện tại Tiểu Văn còn độc thân nên cô có chút kháng cự, vì vậy bác sĩ Thẩm đã thử một phương thuốc khác cho Tiểu Văn, tránh tình trạng béo phì. May mắn thay, 1 tháng dùng thuốc, tiểu cầu của Tiểu Văn đã tăng lên hơn 50.000, ở chỉ số an toàn, không còn chảy máu lớn, nhưng vẫn cần phải theo dõi để điều trị.

Theo bác sĩ Thẩm Kiến Bình, giảm tiểu cầu không phải là bệnh hiếm, trong 100.000 người thì có 5 -10 người mắc bệnh này. Tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc về cơ bản tiếp nhận hơn 3.000 bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu mỗi năm. Trong đó có 1 nửa số bệnh nhân tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là nhiễm virus, làm việc quá sức và ô nhiễm môi trường.

Nhiều bệnh nhân do quá mệt mỏi dẫn đến sức đề kháng thấp, cảm lạnh cũng phá vỡ hệ miễn dịch, từ đó làm giảm tiểu cầu. Hầu hết giảm tiểu cầu ở trẻ em có tiền sử cảm lạnh trong 2 tuần đầu tiên và gần 80% trẻ em có thể tự chữa lành, nhưng 20% trong số chúng sẽ chuyển thành giảm tiểu cầu mãn tính.

Cô gái 28 tuổi suýt mất mạng vì tưởng mẩn đỏ ở chân là dị ứng nhưng sự thật là... - 3

Thức khuya chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh giảm tiểu cầu

Bác sĩ Thẩm nói, công việc và cuộc sống của người trẻ tuổi hiện tại đang phải chịu rất nhiều áp lực. Thức khuya và ăn uống thiếu quy luật đã trở thành những thói quen tiêu biểu trong cuộc sống, dẫn đến giảm tiểu cầu tương tự như Tiểu Văn.

Ngoài ra, bác sĩ Thẩm Kiến Bình cho rằng ô nhiễm môi trường cũng cần phải chú ý, đặc biệt là ô nhiễm trang trí nhà mới, chứa nhiều chất độc hại, không chỉ gây giảm tiểu cầu, mà còn có thể gây ra các bệnh về máu ác tính như bệnh bạch cầu. Do đó, hi vọng mọi ngừoi nhớ, sau khi xây nhà xong cần phải để 1 thời gian, mở cửa thoáng khí mới được đến sinh sống, bằng không sẽ nhiễm chất độc hại.

Nữ giảng viên đột ngột tử vong, cảnh báo căn bệnh rất dễ mắc nếu thường xuyên thức khuya
Đang ngồi ăn cùng bạn bè, cô giáo Trương Hiểu đột nhiên kêu khó chịu rồi bất ngờ ngất xỉu. Sau vài tiếng cấp cứu, cô đã qua đời trong sự ngỡ ngàng của...
Hà Vũ (dịch theo kknews)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác