Chăm sóc da gần như là một việc làm không thể thiếu đối với chị em phụ nữ. Bởi lẽ khi sở hữu được làn da đẹp, bạn đã nắm chắc trong tay chìa khoá cho sự tự tin. Tuy nhiên, một số vấn đề về da, ví dụ như da mặt tróc vảy trắng, luôn làm chị em đau đầu.
Vì sao da mặt tróc vảy trắng?
- Da mặt tróc vảy trắng khi các lipid tự nhiên trong da mất đi, làm tổn thương hàng rào bảo vệ bề mặt da, do đó da mất khả năng giữ ẩm. Điều này đẩy nhanh quá trình mất độ ẩm ở da. Sự thiếu hụt các nhân tố giữ ẩm tự nhiên làm các lớp tế bào da phía trên bị mất nước.
- Da khô trở nên thô ráp và nứt nẻ khi tình trạng khô càng lan đến các lớp tế bào da bên dưới, làm tổn thương các kênh Aquaporin trong da, vốn là các kênh cung cấp độ ẩm trong các lớp tế bào da phía dưới thuộc lớp biểu bì và điều tiết sự phân bổ độ ẩm.
- Thiếu hụt các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMFs) làm cho các lớp tế bào da phía trên bị mất nước.
- Các nhân tố bên ngoài làm giảm tình trạng khô da có thể là các điều kiện khí hậu tác động đến khả năng giữ ẩm của da hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
Nguyên nhân khiến da mặt tróc vảy trắng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị bong tróc vảy trắng như sau:
- Do thời tiết: Dị ứng thời tiết là một trong những yếu tố gây kích ứng và khiến da bị bong tróc.
- Do tuổi tác: Theo các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, càng lớn tuổi, da bắt đầu bị lão hóa và dần dần mỏng, dễ bị khô và bong tróc hơn.
Nguyên nhân khiến da mặt bị bong tróc vảy trắng có thể là do bệnh lý ngoài da.
- Do thói quen sinh hoạt:
+ Thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm
+ Ăn uống không khoa học
+ Hút thuốc
+ Thức khuya
+ Không vệ sinh vỏ gối, ga giường, điện thoại
+ Thường xuyên chạm tay lên mặt
- Do chăm sóc da không đúng cách:
+ Rửa mặt quá nhiều lần
+ Chọn sai mỹ phẩm
+ Đắp mặt nạ quá thường xuyên
+ Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm
- Do mắc bệnh lý về da: Da mặt bị bong tróc vảy trắng ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ngoài da như bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa hoặc vảy cá, dị ứng, …
- Do nghề nghiệp: Những người hay tiếp xúc với chất tẩy rửa, làm việc trong môi trường khắc nghiệt quá nóng, quá lạnh làm da bị mất nước, gia tăng nguy cơ khô da.
- Do di truyền: Các loại da của bố mẹ sẽ di truyền sang cho con cái nhưng điều này không hoàn toàn chính xác với tất cả mọi người.
Cách xử lý da mặt tróc vảy trắng
Da mặt bị bong tróc vảy trắng nếu liên quan đến bệnh lý ngoài da, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tình trạng khô da. Đồng thời có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc da tại nhà sau đây để cải thiện tình trạng khô ráp và tróc vảy trên da.
1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước là thành phần quan trọng đối với cơ thể. Bên cạnh việc chăm sóc bên ngoài da, bổ sung nước đầy đủ giúp cải thiện làn da từ sâu bên trong. Nước cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trở nên chắc khỏe và hạn chế tình trạng khô và bong tróc da.
Vì vậy, để da mặt bị bong tróc vảy trắng trở nên mềm mịn hơn, bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống sữa thay nước để tăng độ ẩm, giúp dưỡng ẩm cho da. Đồng thời giúp da trở nên mềm mịn và tươi sáng hơn.
2. Dưỡng ẩm mỗi ngày cho da
Một trong những phương pháp điều trị da mặt bị bong tróc vảy trắng phổ biến hiện nay là dùng các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da có chiết xuất từ tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có thành phần bảo quan, hóa chất phụ gia hoặc hương liệu, tránh tình trạng gây kích ứng khiến da bị bong tróc nặng nề hơn.
Điều trị da mặt bị bong tóc vảy trắng bằng kem dưỡng ẩm.
3. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Một chế độ ăn giàu hàm lượng dinh dưỡng không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng giúp tăng cường sức khỏe và khả năng hồi phục của làn da, đồng thời rút ngắn thời trị bệnh. Vì vậy, để da trở nên săn chắc và không bị bong tróc, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân. Tốt nhất nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C và kẽm.
4. Tránh xa mỹ phẩm chứa cồn
Nếu sở hữu da mặt khô tróc vẩy thì bạn không nên hoặc hạn chế sản phẩm toner, nước hoa hồng chứa cồn nhé. Bởi, nếu chứa cồn thì lỗ chân lông sẽ được se khít tạm thời tuy nhiên lại khiến da chúng ta khô dần đó
Đối với làn da quá nhạy cảm, các bạn nên dùng toner dạng xịt để tránh cọ xát nhiều trên bề mặt da.
5. Sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên
Để cải thiện tình trạng da mặt tróc vảy trắng, bệnh nhân có thể thử các loại mặt nạ tự nhiên sau đây:
- Mặt nạ mật ong:
Là nguyên liệu tự nhiên không chỉ có tác dụng làm đẹp da, mật ong còn chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao giúp phục hồi các tổn thương da mặt. Đồng thời, với đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn, dược liệu tự nhiên này có tác dụng làm sạch và cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh chỉ cần sử dụng một lượng vừa phải mật ong thoa đều lên mặt, nhất là vùng da mặt bị bong tróc vảy trắng. Sau khoảng 15 phút, bệnh nhân rửa lại mặt bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
- Mặt nạ dưa leo:
Dưa leo không những giúp cân bằng độ ẩm trên da, cải thiện làn da khô mà còn giúp da trở nên sáng mịn và đều màu hơn. Để giảm tình trạng bong tróc vảy trắng trên da mặt, bệnh nhân chỉ cần thái mỏng dưa leo, đắp lên mặt và nằm thư giãn 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần giúp giảm bong tróc da.
- Mặt nạ nha đam:
Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nha đam có tác dụng làm sạch và bảo vệ da. Đồng thời, các hoạt chất chứa trong nha đam còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô và bong tróc da, giúp da trở nên mềm mịn hơn. Bệnh nhân sử dụng một nhánh nha đam đem gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt và rửa sạch. Sau đó xay nhuyễn phần thịt và thêm ít mật ong đắp lên vùng da mặt bị bong tróc vảy trắng. Kiên trì áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần, da sẽ nhanh chóng hồi phục và sáng màu hơn.
Da mặt tróc vảy trắng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, ngoài những cách kiểm soát nêu trên, để điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên thăm khám và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.