Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vào dịp Tết giá 110.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe

Phú Nguyễn - Ngày 25/12/2024 18:34 PM (GMT+7)

Thứ đặc sản này phổ biến ở Quảng Trị, nổi tiếng gần xa nhờ mùi thơm nồng, giòn và có những tác dụng bất ngờ với sức khỏe. 

Củ kiệu, được biết đến với tên khoa học là Allium Chinense, còn được gọi là tiểu toán. Đây là cây thân thảo thuộc họ hành, phổ biến tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, củ kiểu là một đặc sản nổi tiếng ở Quảng Trị. 

Về hình dạng, củ kiệu có dạng hình tròn dài, màu trắng khá giống với củ hành, tuy nhiên thường nhỏ hơn, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Củ kiệu phát triển quanh năm nhưng được trồng nhiều nhất từ tháng 9 - tháng 1 năm sau để thu hoạch phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vào dịp Tết giá 110.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe - 1

Nếu như trước đây củ kiệu chỉ được người dân địa phương biết đến, giá rất rẻ thì giờ đây chúng lên đời thành đặc sản nổi tiếng, được người thành phố tìm mua về thưởng thức.

Theo đó, củ kiệu và lá kiệu dùng làm gia vị trong nhiều món ăn. Ngày Tết, kiệu cuốn lá là món không thể thiếu để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, chân giò luộc, gân bò, thịt cha chỉ.

Hiện nay, kiệu cuốn lá được bán ở khắp các tỉnh thành với giá 90.000-110.000 đồng/hộp loại 1kg. Mặc dù không phải là món ăn quá mới lạ nhưng năm nào dịp Tết cũng rất đắt hàng. Kiệu sau khi được đóng hộp, đem để tủ mát, tầm 2 ngày sau kiệu sẽ chín và lúc này sẽ dậy mùi thơm. Nếu được bảo quản ở chế độ làm mát, kiệu sẽ dùng được trong vòng một tháng.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vào dịp Tết giá 110.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe - 2

Sau khi thu hoạch, kiệu sẽ được cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi ráo, quấn thành từng búi nhỏ vừa ăn. Nên lựa chọn những củ kiệu vừa tầm, lá xanh tươi không bị già quá để lá kiệu vừa thơm, xanh mà lại mềm ngọt.

Ngoài muối chua, củ kiệu còn có thể xào, làm gỏi, kho thịt. Vài năm gần đây, người dân Quảng Trị rộ lên phong trào trồng kiệu với thu nhập cao, giá cả ổn định. Mỗi sào kiệu thâm canh tốt có thể cho 4 - 5 tạ củ. 

Những tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe:

Tăng cường lưu thông máu

Theo một số nghiên cứu, củ kiệu và củ kiệu muối chua có chứa axit lactic. Chất này có tác dụng là giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời chất quercetin có trong củ kiệu làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, kiểm soát các vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vào dịp Tết giá 110.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe - 3

Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Nhờ chất chống oxy hóa, củ kiệu trở thành thực phẩm giúp ích trong việc phòng ngừa bệnh ung thư như phổi và dạ dày. Chẳng hạn, hoạt chất laxogenin có khả năng chống lại tế bào ung thư hiệu quả và tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ức chế sự phát triển của ung thư.

Kích thích tiêu hóa

Củ kiệu là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Trong đó, món dưa kiệu muối chua có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn như lactobacilli, acidophilus và L.plantarum rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Đồng thời, trong món dưa kiệu muối chua vẫn còn giữ được một lượng lớn vitamin A, E và khoáng chất sắt, canxi, magie, lượng chất xơ giúp cơ thể phòng chống bệnh táo bón hiệu quả.

Giải cảm

Củ kiệu có vị cay, nóng và tính ấm cùng với các vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, D, E, K, B12 có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa giá rẻ như cho nay dân thành phố ưa chuộng vào dịp Tết giá 110.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe - 4

Các bài thuốc chữa bệnh từ củ kiệu (theo lương y Hoài Vũ trên báo SKĐS):

- Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g; sắc nước uống trong ngày.

- Chữa chứng tức ngực, đau thắt tim, suyễn thở do hàn đàm ứ đọng gây nên: Qua lâu 1 trái (giã nát), củ kiệu 15g, rượu trắng 100ml, nước 500ml, sắc còn 200ml, chia uống trong ngày; uống khi thuốc còn ấm tốt hơn uống lạnh.

- Chữa đau thắt tim: Củ kiệu 9g, qua lâu 18g, đan sâm 9g, khương hoàng 9g, ngũ linh chi 9g, quế chi 6g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, viễn chí 9g, trầm hương bột 3g (hòa vào sau). Sắc nước uống trong ngày.

- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, mót rặn: Củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, chỉ thực 6g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.

- Chữa đại tiện lỏng, nôn khan không ngừng: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml, sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.

Loại quả dại xưa rụng đầy không ai ngó ngàng, nay thành đặc sản khoái khẩu giá 180.000 đồng/kg, tốt cho sức khỏe
Thứ quả này ở miền Tây có vị chua ngọt hấp dẫn, có thể làm thành siro hoặc mứt, vừa ngon vừa có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. 

Dinh dưỡng quanh ta

Theo Phú Nguyễn (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]25/12/2024 17:29 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng quanh ta