Cô Wang, 41 tuổi, làm việc tại Hải Ninh, Chiết Giang (Trung Quốc). Cô bị tra tấn bởi những cơn đau dạ dày kéo dài suốt 10 năm không rõ lý do.
Cô Wang đã làm việc ở Hải Ninh nhiều năm. Khoảng 10 năm trước, thỉnh thoảng cô Wang gặp rắc rối vì đau bụng không rõ lý do. “Tôi thường hay đau bụng. Mặc dù cơn đau có thể chịu được nhưng nó rất khó chịu.”, cô Wang nói.
Sau đó, cô đã tới bệnh viện để kiểm tra từ phụ khoa, nội khoa và rất nhiều cuộc kiểm tra. Nội soi dạ dày cũng đã được thực hiện hai lần nhưng bác sĩ chỉ thấy có một chút viêm dạ dày, không phát hiện vấn đề gì nghiêm trọng.
Vài ngày trước, cô Wang một lần nữa đến Bệnh viện thứ hai của thành phố để điều trị vì cơn đau dạ dày. Lần này, bác sĩ khuyên cô nên làm nội soi và hẹn vào chiều ngày 14/6. Bác sĩ phẫu thuật hậu môn trực tràng Li Juan là người trực tiếp nội soi. Tuy nhiên, trong quá trình nội soi, bác sĩ Li thực sự thấy rằng có một sinh vật sống trong ruột của cô Wang. "Tôi không thể tin vào mắt mình." Bác sĩ Li nói rằng ngay cả các y tá ở bên cạnh cũng sợ hãi.
Dưới sự hướng dẫn của trưởng khoa, bác sĩ Fang Xiaoming, các bác sĩ đã nhẹ nhàng kẹp đầu con giun bằng kẹp sinh thiết và từ từ kéo nó ra khỏi ruột. Con giun thực sự rất lớn, vẫn còn ngọ nguậy và dài khoảng 30cm.
Con giun trong ruột của cô Wang.
Bác sĩ cho biết khi điều kiện phù hợp, giun sán có thể sống và phát triển trong cơ thể người đến một kích thước khá lớn. Cô Wang không ngờ rằng sẽ có một con giun lớn như vậy trong cơ thể và tồn tại suốt nhiều năm mà không bị phát hiện. Tuy nhiên tại sao con giun này lại xuất hiện trong ruột của cô Wang.
"Thói quen thường ngày của bạn là gì?" Bác sĩ hỏi cô Wang. Sau khi suy nghĩ một hồi lâu, cô Wang nói rằng khi còn nhỏ, thói quen sinh hoạt của cô thực sự không tốt lắm. Cô không có thói quen rửa tay trước bữa ăn.
Mặc dù gần đây tình trạng giun sán trong cơ thể đã giảm dần nhưng công việc phòng ngừa không thể bỏ qua. Bác sĩ Li Juan cho biết, giun sán sống trong ruột, nhưng trong quá trình di cư, có thể đến các cơ quan khác, gây ra bệnh về đường mật, tắc nghẽn đường mật và tắc nghẽn đường ruột, sẽ gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.
Cô Wang sau đó phải dùng thuốc tẩy giun, những người khác trong gia đình cũng cần khám và điều trị. "Vì ký sinh trùng đường ruột thường lây lan qua phân, nên rất nguy hiểm khi có một gia đình sống cùng nhau. Để an toàn, cả gia đình nên ăn thuốc tẩy giun", bác sĩ Li giải thích.
Cô Wang cho biết từ nhỏ cô rất ít khi rửa tay. (Ảnh minh họa)
Phòng ngừa giun sán như thế nào?
Về vấn đề này, bác sĩ Li nhắc nhở rằng chìa khóa để ngăn ngừa giun sán là vệ sinh cá nhân.
1. Tất cả các loại thực phẩm như trái cây và rau quả mà bạn thường ăn phải được rửa sạch. Điều này là để ngăn ngừa bệnh vào miệng.
2. Rửa tay thường xuyên và chú ý vệ sinh.
Cha mẹ nên đặc biệt giáo dục trẻ không được mút ngón tay, cắn móng tay hoặc uống nước chưa đun sôi. Nếu bạn bị đau bụng không rõ nguyên nhân, hãy tới bệnh viện.
3. Nếu da chuyển vàng và giảm cân, bạn nên chú ý. Đây không phải là bằng chứng 100% về các triệu chứng do giun sán gây ra nhưng bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra.