Sau khi để con nằm cạnh đống đồ chơi, người mẹ bỏ đi làm việc nhà. Lát sau quay lại cho con ăn, cậu bé liên tục nôn mửa, nằm xuống lại ho khiến mẹ hốt hoảng vội vàng đưa tới viện.
Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Ninh Ba mới đây đã tiếp nhận ca cấp cứu là cậu bé 2 tuổi bị hóc dị vật. Chỉ vài giờ trước, cậu bé Thành Thành bị đau cổ họng, khi ăn thức ăn cứng liền bị nôn mửa, nhổ nước bọt, nằm xuống lại ho.
Thấy con có dấu hiệu lạ, mẹ cậu bé lập tức đưa con tới viện. Các bác sĩ cấp cứu kiểm tra X quang phát hiện bên dưới thực quản cổ của cậu bé có điểm bất thường nghi là mắc dị vật lạ thực quản, hoặc bị tổn thương thực quản cấp tính, đề nghị phẫu thuật cấp cứu.
Dị vật được bác sĩ lấy ra từ thực quản của cậu bé.
Bác sĩ sau khi hoàn thành các bước kiểm tra cho Thành Thành, ngay lập tức tiến hành nội soi thực quản. Trong quá trình phẫu thuật nhìn thấy ở cổ họng, thanh quản và thực quản đều bị tắc nghẽn, một số chất được bài tiết ra ngoài, nhìn phần bên dưới thấy một dị vật (con khủng long đồ chơi), bộ phận niêm mạc bị sưng đỏ. Ngay lập tức bác sĩ tiến hành gắp dị vật ra khỏi.
Sau khi phẫu thuật, nhìn thấy thứ được lôi ra từ thực quản của con, người mẹ mới nhớ lại trong lúc mải dọn dẹp nhà nên để con nằm nghịch với đống đồ chơi bên cạnh, có lẽ chính lúc đó đứa trẻ đã vô tình nuốt phải. May mắn khi dưới sự chăm sóc của nhân viên y tế, sau vài ngày Thành Thành đã có thể chơi đùa vui vẻ.
Bác sĩ tại Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Ninh Ba nhắc nhở cha mẹ rằng trẻ thường thích chơi và ngậm các đồ vật trong miệng, nếu vô tình nuốt phải sẽ gây tắc nghẽn ở thực quản, các dị vật có thể là tiền xu, cúc áo,…
Do cơ thực quản có tính đàn hồi nên dị vật đi vào thực quản có thể nuốt được xuống dạ dày. Tuy nhiên nhiều loại dị vật tương đối lớn có thể lưu lại ở thực quản và nếu có hình dạng sắc nhọn có thể gây chảy máu thực quản.
Nhận biết dấu hiệu khi trẻ nuốt phải dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, ban đầu sẽ có cảm giác khó nuốt ở cổ họng hoặc ở thực quản, đau khi nuốt, chảy nước mũi, khó ăn, nôn mửa và không bú sữa. Khi niêm mạc thực quản bị giãn nở tổn thương có thể nôn ra máu.
Nếu dị vật tương đối lớn dẫn đến bức thành sau của khí quản bị ép về phía trước hoặc khi yết hầu bị ép gây ra trẻ bị khàn tiếng, ho, thở khò khè, thậm chí là ngạt thở.
Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc dị vật?
Video: Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật.
Cha mẹ đầu tiên quan sát xem trẻ em có khó nuốt hoặc tiếp tục nuốt có bị đau hoặc có hiện tượng ói mửa hay không. Nếu sau khi vô tình bị nuốt dị vật, đứa trẻ khi ăn có hiện tượng nôn mửa, có khi không thể nuốt, nhổ bọt, những đứa trẻ lớn sẽ kêu bị đau họng thì lập tức đưa tới viện.
Nếu trẻ nuốt một vật lạ bằng kim loại như pin điện tử, tiền xu,... tuyệt đối không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Cần lưu ý rằng, trong dị vật kim loại như pin điện tử có thành phần ăn mòn có thể sẽ đốt cháy đường tiêu hóa, lập tức phải đến bệnh viện chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu một số vật nhỏ không ăn mòn như kim loại, trẻ không có bất kỳ biểu hiện khó chịu nào, trước tiên cha mẹ có thể quan sát ở nhà, uống một chút sữa để bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, ăn nhiều hơn các loại rau có chứa chất xơ để thúc đẩy đi tiêu và quan sát việc trẻ đi vệ sinh.
Phòng ngừa trẻ nuốt phải dị vật?
- Ăn không nên vội vàng, đặc biệt là khi ăn thức ăn có xương hoặc thức ăn cứng, cần phải nhai kĩ, nếu không thì phải nhổ ra. Tạo thói quen cho trẻ ăn uống trong yên tĩnh, không được vừa ăn vừa nói.
- Không ăn các loại hạt đậu, đậu phộng, thạch và các loại thực phẩm khác mà trẻ em không dễ nhai.
- Chỉnh sửa thói quen xấu của bé khi hay ngậm đồ chơi trong miệng, rất có thể vô tình hít vào hoặc nuốt xuống.
- Khi cho trẻ ăn, không được cho trẻ chạy nhảy. Đặc biệt cha mẹ không nên pha trò, hoặc là mắng trẻ trong lúc ăn, điều này rất dễ gây sặc.
- Không được ép trẻ uống thuốc
- Các đồ vật nhỏ gây nguy hiểm như tiền xu, hạt giống, đậu phộng, cúc áo, pin điện tử, thuốc,… không nên để gần khu vực của trẻ chơi.
- Sau khi nuốt nhầm các dị vật, tránh buộc trẻ dùng cơm, bánh mì, và các phương pháp khác để trẻ nuốt các dị vật xuống.