Dùng lò vi sóng có gây ung thư? Sự thật ít biết khi hâm đồ ăn bằng lò vi sóng và cách dùng đúng

Ngày 14/08/2022 19:29 PM (GMT+7)

Lò vi sóng đem lại nhiều tiện lợi cho chúng ta trong quá trình chế biến, hâm nóng thức ăn. Tuy nhiên bạn cần tránh mắc một số sai lầm để đảm bảo thực phẩm được nấu an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Bạn có tin rằng hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng? Nếu không, hẳn bạn cũng từng nghe nói nấu bằng lò vi sóng có thể gây ung thư? Sự thật thế nào, hãy đọc bài viết sau.

Hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng là một việc khá phổ biến hiện nay. Chúng ta thường cất thức ăn thừa của bữa trước và làm nóng lại trong lò để ăn bữa sau hay lúc đói giữa buổi. Có khi nào bạn ăn thực phẩm này mà trong lòng lo lắng nó không tốt cho sức khỏe? 

Để hiểu rõ điều này, hãy tham khảo ý kiến của hai chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Kajal Wattamwar và Bushra Qureshi, đồng sáng lập của chuyên trang về dinh dưỡng và sức khỏe Healthy Steady Go. Các chuyên gia đã giải thích về sự khác biệt của lò vi sóng khi nấu thức ăn so với các phương thức nấu nướng khác và hướng dẫn cách sử dụng thiết bị này để tránh những mối lo cho sức khỏe.

Lò vi sóng có thể giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng. (Ảnh minh họa)

Lò vi sóng có thể giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, bạn cần hiểu 2 loại bức xạ khác nhau: 

1. Bức xạ ion hóa

Chúng được tìm thấy trong tia X-quang, tia Gamma và cả tia UV từ mặt trời. Những bức xạ này có thể làm hỏng DNA của tế bào và dễ dẫn đến ung thư khi tiếp xúc quá nhiều.

2. Bức xạ không ion hóa

Đây là loại bức xạ có trong nhiệt lò vi sóng. Chúng chỉ làm cho các phần tử thức ăn dao động và tạo ra nhiệt. Điều này có nghĩa là hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng sẽ không gây độc hoặc gây hại cho cơ thể bạn. 

Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý những điều dưới đây khi nấu hay hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng:

1. Lau sạch thức ăn tràn ra trong lò vi sóng

Gián miễn nhiễm với bức xạ. Thức ăn bị tràn và bám dính trong lò vi sóng có thể là bữa tiệc nuôi sống và làm tổ cho gián sinh sôi. Ngoài ra, loại côn trùng này cũng có thể xâm nhập vào đồ ăn bạn đặt vào lò vi sóng lần sau, gây nhiễm bẩn cũng như nhiễm các vi khuẩn như salmonella.

Cần lau sạch ngay thức ăn trào, vụn thực phẩm trong lò vi sóng. (Ảnh minh họa)

Cần lau sạch ngay thức ăn trào, vụn thực phẩm trong lò vi sóng. (Ảnh minh họa)

2. Đóng chặt cửa lò vi sóng 

Những tia bức xạ trong lò vi sóng có thể không là mối đe dọa cho thực phẩm của bạn nhưng khi chúng tỏa ra ngoài không khí lượng lớn thì có thể gây hại cho con người về lâu dài. Vì vậy, cần đảm bảo cửa lò vi sóng được đóng kín với gioăng bảo vệ tốt để ngăn ngừa bức xạ rò rỉ ra ngoài. 

3. Chú ý lồng bảo vệ bức xạ

Buồng nấu của lò vi sóng được thiết kế là một chiếc lồng Faraday, bao quanh là lưới kim loại để đảm bảo chắc chắn rằng sóng vi ba không bị lọt ra ngoài. Lưới kim loại có thể được nhìn thấy khi quan sát cửa ngoài của lò vi sóng. Để có thể ngăn chặn sóng, lỗ trên lưới bắt buộc phải có kích thước nhỏ hơn bước sóng của vi ba 

“Khi mua lò vi sóng, cần đảm bảo rằng nắp lò vi sóng được bảo vệ tốt bằng tấm chắn này bởi tấm kính trong suốt trông đẹp mắt trên cửa lò vi sóng thực sự có thể bị rò rỉ bức xạ”. chuyên gia Wattamwar nói với HealthShots.

4. Tránh tiếp xúc gần

Bạn nên di chuyển ra khỏi khu vực bếp nấu khi lò vi sóng đang hoạt động để tránh những tiếp xúc không cần thiết.

5. Tránh sử dụng hộp nhựa quay trong lò vi sóng

“Luôn chọn đồ đựng bằng thủy tinh an toàn với lò vi sóng thay vì đồ nhựa vì chúng có xu hướng tiết ra các hóa chất độc hại như BPA và phthalates. Những hóa chất này đã được chứng minh là làm rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt có thể gây mất cân bằng nội tiết tố với phụ nữ”, nhà dinh dưỡng Qureshi nói.

Nên dùng vật chứa bằng thủy tinh đạt chuẩn khi nấu, hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. (Ảnh minh họa)

Nên dùng vật chứa bằng thủy tinh đạt chuẩn khi nấu, hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. (Ảnh minh họa)

Các chất dinh dưỡng có bị mất khi nấu thức ăn trong lò vi sóng không?

Có, một số chất dinh dưỡng có thể bị mất đi khi nấu, hâm lại bằng lò vi sóng. Nhưng sự mất mát này nhìn chung có thể gặp ở bất cứ kiểu nấu nướng nào. Giống như mọi thứ khác, lò vi sóng có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Trong thế giới vội vã ngày nay, lò vi sóng giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng. Đây cũng là cách nấu được coi là “sạch”, tốt cho môi trường, vì không dùng than, gỗ, hay thải ra các khí độc.

“Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế vẫn phản đối việc sử dụng bức xạ. Nhưng bạn có biết, kết nối Wifi chúng ta dùng hằng ngày hay điện thoại di động của bạn cũng phát ra bức xạ? Sống trong thế giới hiện đại và tránh hoàn toàn các tiện ích từ công nghệ là không thể. Điều chúng ta nên làm là áp dụng các biện pháp an toàn để ngăn ngừa sự phơi nhiễm quá mức”, chuyên gia Qureshi nhấn mạnh.

12 thực phẩm bổ tới mấy mà cho vào lò vi sóng cũng thành độc dược, đừng dại mà thử
Lò vi sóng dùng để hâm nóng hay thậm chí có thể giúp nấu chín một số thực phẩm. Tuy nhiên không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể cho vào lò vi...

An toàn thực phẩm

YÊN MINH (Dịch từ Healthshot) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe