Nhịn tiểu không chỉ gây ra khó chịu tạm thời mà còn có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe mà có thể bạn không biết.
Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, sốt, đau lưng đều là những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh đôi khi là do chính thói quen sinh hoạt sai cách, khiến niệu đạo viêm nhiễm. Một trong số đó, chính là nhịn tiểu.
Những người thường xuyên nhịn tiểu có nguy cơ mắc UTI (Nhiễm trùng đường tiểu) cao hơn người đi tiểu đúng nhịp sinh học. Một người trưởng thành khỏe mạnh bình thường, có trao đổi chất và tuần hoàn tốt, cơ thể được cung cấp đủ nước, một ngày đi tiểu khoảng 4-6 lần ban ngày và ít hơn 2 lần vào ban đêm. Tuy nhiên, một số người khi buồn tiểu lại không đi ngay mà cố nhịn do thói quen cá nhân hoặc do ảnh hưởng của công việc. Dưới tác động của việc nhịn tiểu, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác dễ bị tổn thương. Quá trình trao đổi chất thải ra ngoài không thể diễn ra thuận lợi, khiến vi khuẩn hình thành, phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Do đó, để tránh bị bệnh vì nhịn tiểu, khi buồn tiểu, bạn nên đi ngay lập tức.
Nhịn tiểu rất hại cho sức khỏe
Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Các biểu hiện thường thấy của viêm đường tiết niệu là thường xuyên rát, nóng khi đi tiểu, mỗi lần đi có lượng nước tiểu ít, nước tiểu xuất hiện nhiều bọt. Trong nhiều trường hợp, nước tiểu có màu hồng, đỏ lẫn máu, thậm chí có mùi nặng.
Trong giai đoạn đầu của tình trạng nhiễm độc đường tiết niệu, lượng creatinin huyết thanh sẽ bất thường, gây ra những bất thường về tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, chướng bụng, khó chịu... Nhiều người còn thấy mí mắt, mắt cá chân sưng phồng, đây đều là các dấu hiệu của viêm tiết niệu.
Để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài việc không nên nhịn tiểu, bạn nên lưu ý tránh những việc sau đây:
Lạm dụng thuốc
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng… đều là thuốc. Nếu bạn uống thuốc không như chỉ định của bác sĩ, bạn dễ gây gánh nặng cho thận, thậm chí gây hại cho thận, ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiết niệu.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi mà còn mang một lượng độc tính vào thận. Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá lâu dài còn làm tăng nguy cơ nhiễm độc niệu đạo.
Làm việc quá sức
Làm việc quá sức có thể khiến bạn suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công... Các thống kê cho thấy bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh truyền nhiễm lớn thứ hai sau bệnh viêm đường hô hấp.
Thức khuya
Thận cũng như mọi bộ phận khác trong cơ thể, cần được nghỉ ngơi. Buổi tối, nếu bạn không ngủ đúng giờ, đủ giấc, thậm chí uống bia rượu vào đêm, bạn sẽ gây gánh nặng cho thận do đồng hồ sinh học bị rối loạn.