Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ

Ngày 01/06/2019 00:08 AM (GMT+7)

Mùa hè thời tiết nóng nực, đứa trẻ 1 tuổi bị bỏng khi chơi cầu trượt làm từ vật liệu kim loại, bác sĩ cảnh báo người lớn cần phải có kiến thức nhất định trong việc chăm sóc trẻ.

Gần đây tại khu Tây An (Trung Quốc), bà Hoàn 57 tuổi đưa đứa cháu 1 tuổi 3 tháng xuống chơi ở sân chơi trẻ em. Bà vừa đưa trẻ ngồi lên chiếc cầu trượt, chỉ trong vài giây mông của đứa trẻ bị bỏng nặng. Sau đó đứa trẻ được cha mẹ đưa đến bệnh viện, phần bị tổn thương ở gần hậu môn, sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán là vết bỏng cấp độ 2.

Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ - 1

Đứa trẻ bị bỏng nặng ở phần mông do ngồi lên cầu trươt trong thời tiết mùa hè

Theo gia đình đứa trẻ giải thích rằng, bản thân họ không hiểu sao máng trượt ở khu chơi trẻ em làm bằng vật liệu kim loại, lại không có cảnh báo gì? Tuy nhiên, xoay quanh tin tức này còn có nhiều vấn đề để bàn. Thứ nhất, bây giờ đã là năm 2019 tại sao lại cho trẻ mặc quần thủng, thứ hai là gia đình khi phát hiện đứa trẻ bị bỏng, lại không có biện pháp sơ cứu tại chỗ dẫn đến đứa trẻ nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng, thứ ba là đổ lỗi cho vật liệu kim loại, do đó yêu cầu người lớn cần có kiến thức nhất định về việc chăm sóc trẻ.

Từ câu chuyện trên, bác sĩ Trần Vượng, trưởng Khoa bỏng của Bệnh viện nhân dân số 1 Tây An cung cấp cho mọi người kiến thức chung về bỏng và cách sơ cứu.

Bác sĩ Trần Vượng chia sẻ: Trong y học, chúng tôi chia mức độ nặng nhẹ của bỏng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của nguồn nhiệt và thời gian tiếp xúc giữa da và nguồn nhiệt. Nếu bị bỏng cấp độ ba, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để tránh bị bỏng sâu và mất nước, bằng không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của đứa trẻ. Nếu bị bỏng ở cấp độ một hoặc cấp độ hai, người lớn phải làm 5 việc dưới đây, để giảm bớt tổn hại nhất định cho đứa trẻ.

Có 4 nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng

Nguyên tắc 1: Dội nước

Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ - 2

Đối với vết bỏng nông, nên rửa nước lạnh ngay lập tức. Rửa vết thương dưới vòi nước lạnh trong vòng 15 đến 30 phút, không dưới 15 phút. Mục đích của việc làm này là giảm nhanh sức nóng của bề mặt da. Để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương ở khu vực bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 2: Cởi bỏ quần áo

Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ - 3

Nếu có quần áo ở bên ngoài vết thương và dính vào vết thương, nhất định phải nhớ sau khi ngâm vết bỏng vào nước lạnh vài phút, sau đó cẩn thận cởi bỏ quần áo, có thể dùng kéo để cắt quấn áo, hoặc tạm thời giữ lại phần dính, ngâm nước lạnh một lúc để quần áo tách ra khỏi vết thương, sau đó mới tiến hành xử lý vết thương, cố gắng tránh làm vỡ vết phồng rộp ở vùng bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 3: Ngâm

Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ - 4

Thường khi bị bỏng, vì vùng da tổn thương ở nhiệt độ cao có thể gây đau cho bệnh nhân. Để giảm đau cho bệnh nhân, ngâm vết bỏng vài phút trong nước lạnh. Chúng ta có thể thêm vài viên đá lạnh vào nước để tăng khả năng giảm nhiệt độ ở vết bỏng. Vết thương nên ngâm nước trong 15 ~ 30 phút.

Nguyên tắc 4: Che đậy

Đứa trẻ bị bỏng nặng khi ngồi cầu trượt, sự thiếu hiểu biết của người lớn làm hại trẻ - 5

Bước cuối cùng là bao phủ khu vực bị ảnh hưởng. Mục đích của việc che (bọc) khu vực bị bỏng là cách ly môi trường bị ảnh hưởng với môi trường bên ngoài để tránh nhiễm vi khuẩn bên ngoài. Tuy nhiên, các vật dụng để che (bọc) khu vực bị ảnh hưởng phải được giữ sạch sẽ, như vải bông sạch hoặc gạc y tế.

Bác sĩ Trần Vượng nhắc nhở: Trong trường hợp bỏng nặng, phải đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời. Chú ý không bổi một số loại thuốc, bởi thuốc không giúp phục hồi vết thương, mà còn gây nhiễm trùng vết thương và ảnh hưởng đến sự phán đoán và điều trị khẩn cấp của nhân viên y tế.

Do đó, mọi người cần phải nắm vững những kiến thức về bỏng, nhưng không nên tự ý dùng các biện pháp chữa bỏng dân gian như bôi kem đánh răng, nước tương, mỡ lợn,… Những biện pháp này sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương. Cuối cùng, tất cả mọi trường hợp bỏng đều phải đến bệnh viện để điều trị y tế.

Tưởng bình nước sôi là sữa, cháu bé 19 tháng tuổi uống vào bị bỏng tử vong
Tưởng nước sôi nóng để trong bình là sữa, cháu bé 19 tháng tuổi liền cầm uống vào và bị bỏng nặng vùng miệng, lưỡi, thực quản và cả dạ dày dẫn đến tử...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ Bị Bỏng