Cô gái đau đớn, nóng rát toàn thân như bỏng axit suốt 6 năm vì ăn món nhiều người thích

Ngày 29/03/2019 00:08 AM (GMT+7)

Một cô gái trẻ người Australia đã tiết lộ nỗi đau đớn tột cùng mà cô phải chịu suốt 6 năm qua là do ăn một món ăn quen thuộc với nhiều người.

Năm 2011, Carly Goff đã có một chuyến du lịch cùng gia đình tới Fiji – một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Họ đã có một chuyến đi vui vẻ với những món ăn ngon, đi lặn biển và câu cá. Tuy nhiên, cô gái trẻ không bao giờ nghĩ được rằng đó là khởi đầu của cơn ác mộng.

Sau chuyến đi chơi và trở về Australia, Carly bị sốt cao, nôn mửa và đau bụng dữ dội. “Tôi đã đổ bệnh và rất đau đớn, chân như bỏng rát, mặt nóng bừng, cảm giác như cơ thể bị bỏng axit”, cô chia sẻ với Seven News.

Cô gái đau đớn, nóng rát toàn thân như bỏng axit suốt 6 năm vì ăn món nhiều người thích - 1

Carly Goff đã phải chịu đau đớn suốt 6 năm mà không rõ nguyên nhân.

Khi tới bệnh viện, các bác sĩ không thể tìm ra được nguyên nhân gây nên chứng bệnh của Carly và chỉ kê cho cô thuốc giảm đau. Suốt 6 năm, Carly thường xuyên bị đau ở tay, chân và cổ cùng nhiều cơn đau khác. Đôi lúc Carly bị tỉnh giấc giữa đêm và có ý nghĩ tự tử.

Sau nhiều năm thử nghiệm, các bác sĩ của Carly phát hiện ra cô bị ký sinh trùng gnathostomzheim sống bên trong. Nó bắt nguồn từ món cá nướng mà cô đã ăn khi đi du lịch đến Fiji sáu năm trước. "Nó giống như một loại giun, nó có răng và di chuyển xung quanh bằng cách nhai qua các mô, cơ bắp và nó phá hủy bất cứ nơi nào nó đi qua.", Carly nói.

Cô gái đau đớn, nóng rát toàn thân như bỏng axit suốt 6 năm vì ăn món nhiều người thích - 2

Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, Carly đã được điều trị bằng một viên thuốc giun có tác dụng bỏ đói ký sinh trùng. Hiện tại, Carly đang dần hồi phục nhưng vì con ký sinh trùng đã ẩn nấp trong cơ thể cô suốt nên sẽ vẫn để lại di chứng vĩnh viễn.

Để cho nhiều người hiểu hơn về tác hại của căn bệnh này, Carly đã chia sẻ câu chuyện của chính mình và hy vọng rằng mọi người sẽ không lặp lại những sai lầm tương tự trong tương lai.

Bác sĩ Bernard Hudson của Bệnh viện Royal North Shore nói với Seven News rằng loại ký sinh trùng này có thể gây tử vong nếu không được điều trị. "Nó có thể xâm chiếm mọi hệ thống cơ quan, thông qua phổi, não, đi vào bàng quang, gan, bất cứ nơi nào trong cơ thể", bác sĩ Bernard nói.

Con đường lây nhiễm của ký sinh trùng không chỉ thông qua việc ăn cá nước ngọt không được nấu chín mà còn cả gà, mực, ếch và bất cứ loài động vật nào mà không được nấu chín hoàn toàn. Các bác sĩ nhắc nhở mọi người nên chú ý đến an toàn thực phẩm khi đi du lịch nước ngoài (đặc biệt là ra đảo) để đảm bảo tất cả thực phẩm đều được nấu chín.

Cô gái đau đớn, nóng rát toàn thân như bỏng axit suốt 6 năm vì ăn món nhiều người thích - 3

Loại ký sinh trùng ẩn nấp trong cơ thể của Carly sau khi cô ăn cá nướng chưa chín.

Phòng chống lây nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm

Có nhiều phương pháp phòng chống ký sinh trùng. Nhiệt độ cao vẫn là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, vì hầu hết các ký sinh trùng sẽ bị giết hoặc không hoạt động ở nhiệt độ 60°C, tuy nhiên, nhiệt phải thâm nhập toàn bộ khối thịt, cá. Đông lạnh ở nhiệt độ và thời gian quy định có thể bất hoạt nhiều đơn bào và giun sán. Ví dụ để thịt ở nhiệt độ -10 ° C trong ít nhất 10 ngày có thể làm bất hoạt nang ấu trùng sán dây trong thịt lợn.

Các công nghệ mới như ozon, oxy hóa, chiếu xạ liều thấp, áp suất thủy tĩnh… cũng có thể làm bất hoạt nhiều ký sinh trùng thực phẩm, hiệu quả phụ thuộc vào ký sinh trùng, giai đoạn của ký sinh trùng và đặc điểm của thực phẩm.

Tuy nhiên, các biện pháp chế biến thịt, cá như hun khói, ướp muối, ngâm dấm… thường không hiệu quả.

Cha mẹ tá hỏa khi cục u trên bụng con nhảy từ phải qua trái, đi khám mới hãi hùng
Gần đây, một cậu bé 3 tuổi đến từ Tô Châu vì một cái túi sưng trên bụng nên đã đến bệnh viện để điều trị. Kết quả cuối cùng khiến bác sĩ và gia đình...
Hoàng Dương (Dịch từ Daily Mail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác